4.4.1 Chi phí trong quá trình chăn nuôi bò
Chi phí đầu tư mà các hộ dân bỏ ra trong quá trình nuôi bò cũng là một trong những yếu tố phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi bò của địa phương. Chi phí cho quá trình chăn nuôi bò ở 2 xã Võ Ninh và Trạch Trung được thể hiện cụ thể trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Chi phí đầu tư trong chăn nuôi bò của nông hộ, phân theo nhóm hộ (ĐVT: % số hộ khảo sát) Loại hộ Chi phí Xã Võ Ninh (n=45) xã Trung Trạch (n=45) Thành tiền Tỉ lệ % Thành tiền Tỉ lệ % Nghèo Mua bò giống 12.14 56.86 13.67 79.41 Chuồng trại 8.71 40.80 3.17 18.40 Tiêm phòng 0.09 0.40 0.07 0.40 Điều trị bệnh 0.21 0.97 0.21 1.20 Phân bón 0.14 0.64 0.06 0.35 Mua cỏ giống 0.07 0.33 0.04 0.24 Khác 0.00 0.00 0.00 0.00 Tổng 21.36 100.00 17.21 100.00 TB Mua bò giống 16.36 60.91 15.85 81.06 Chuồng trại 10.04 37.38 3.18 16.27 Tiêm phòng 0.10 0.38 0.10 0.49 Điều trị bệnh 0.12 0.45 0.12 0.61 Phân bón 0.23 0.84 0.24 1.25 Mua cỏ giống 0.01 0.04 0.06 0.31 Khác 0.00 0.00 0.00 0.00 Tổng 26.86 100.00 19.55 100.00 Khá Mua bò giống 18.69 63.64 13.50 77.29 Chuồng trại 10.04 34.18 3.50 20.04 Tiêm phòng 0.09 0.29 0.09 0.50 Điều trị bệnh 0.23 0.79 0.23 1.32 Phân bón 0.32 1.10 0.15 0.86 Mua cỏ giống 0.00 0.00 0.00 0.00 Khác 0.00 0.00 0.00 0.00 Tổng 29.37 100.00 17.47 100.00 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)
Bảng 4.11 cũng cho thấy, xét theo nhóm hộ, xã Trung Trạch nhóm hộ khá phải bỏ ra chi phí cao nhất với mức bình quân 29,37 triệu đồng/năm, tiếp đến là nhóm hộ trung bình với 26,86 triệu đồng/năm và cuối cùng là nhóm hộ nghèo với 21,36 triệu
đồng/năm. Còn ở xã Trung Trạch, nhóm hộ trung bình là nhóm có chi phí chăn nuôi bò cao nhất với 19,5 triệu đồng/năm, tiếp đến là nhóm hộ khá với 17,47 triệu đồng/năm và cuối cùng là nhóm hộ nghèo với mức bình quân là 17,21 triệu đồng/năm. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do quy mô nuôi bò theo nhóm hộ ở 2 xã khác nhau, ở xã Võ Ninh, nhóm hộ nghèo là nhóm nuôi số lượng bò thịt lớn nhất, còn xã Trung Trạch, nhóm hộ trung bình là nhóm nuôi số lượng bò thịt lớn nhất. Điều này cho thấy, quy mô nuôi bò phân theo loại hộ ở mỗi địa phương là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch, các nông hộ mới chỉ nuôi bò thịt ở quy mô nhỏ nên chi phí bình quân thấp, chỉ từ 17 đến gần 30 triệu đồng/năm/hộ. Qua bảng trên cũng cho thấy về mức độ đầu tư cho chăn nuôi bò/năm cũng có sự khác nhau, xã Võ Ninh có mức độ đầu tư cao hơn so với xã Trung Trạch ở cả 3 nhóm hộ. Với nhóm hộ nghèo là cao hơn 4,15 triệu đồng, nhóm hộ trung bình là 7,31 triệu đồng và nhóm hộ khá là 11,9 triệu đồng.
4.4.2. Hình thức xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò thịt của nông hộ
Trong quá trình chăn nuôi bò thịt, việc xây dựng chuồng trại rất quan trọng, phản ánh mức độ đầu tư của người dân và điều kiện phát triển của các hộ dân trong quá trình chăn nuôi sau này. Hình thức xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò thịt của các hộ dân ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch được thể hiện cụ thể qua bảng 4.12.
Bảng 4.12. Đánh giá hình thức xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi bò của các hộ dân
(ĐVT: % số hộ khảo sát) Xã Hình thức Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) Võ Ninh (n=45) Kiên cố 1 16.7 7 28.0 5 38.5 Bán kiên cố 4 66.7 15 60.0 8 61.5 Chuồng tạm 2 28.6 3 12.0 0 0.0 Trung Trạch (n=45) Kiên cố 0 0.0 12 36.4 4 66.7 Bán kiên cố 1 16.7 7 21.2 2 33.3 Chuồng tạm 5 83.3 14 42.4 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)
Bảng 4.12 cho thấy, các hộ dân nuôi bò thịt vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình chủ yếu xây dựng chuồng trại theo 3 hình thức là: kiên cố, bán kiên cố và chuồng trại; không có hộ nào nuôi bò mà không có chuồng.
Đối với xã Võ Ninh, nhóm hộ nghèo có 16,7% xây theo hình thức kiên cố, 66,7% xây theo hình thức bán kiên cố và 28,6% xây dựng theo hình thức chuồng tạm. nhóm hộ trung bình có 28% hộ dân xây theo hình thức kiên cố, 60% xây theo hình thức bán kiên cố và có đến 12% hộ dân xây theo hình thức chuồng tạm. Còn nhóm hộ khá, không có hộ dân nào xây theo hình thức chuồng tạm, chỉ có 38,5% hộ dân xây theo hình thức kiên cố và có đến 61,5% xây theo hình thức bán kiên cố. Nguyên nhân là do các hộ nghèo, chăn nuôi bò mang lại nguồn kinh tế chính và họ xác định nuôi lâu dài; còn nhóm hộ không nghèo, chăn nuôi bò không phải là nguồn thu nhập chính và họ không có ý định chăn nuôi lâu dài nên không xây dựng kiên cố.
Đối với xã Trung Trạch, nhóm hộ nghèo không xây theo hình thức kiên cố mà xây theo hình thức bán kiên cố và chuồng tạm với tỷ lệ tương ứng là 16,7% và 83,3%. Nhóm hộ trung bình xây theo cả 3 hình thức kiên cố, bán kiên cố và chuồng tạm với tỷ lệ tương ứng là 36,4%, 21,2% và 42,4%. Còn nhóm hộ khá 50% hộ dân xây theo hình thức kiên cố và 50% xây theo hình thức bán kiên cố.
Mặc dù có nhiều hình thức xây dựng chuồng trại, nhưng nhìn chung các hộ dân ở 2 xã đều lựa chọn hình thức xây dựng chuồng trại kiên cố và bán kiên cố. Điều này cho thấy, người dân chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi bò đồng nghĩa với việc người dân xác định chăn nuôi bò theo hướng lâu dài để phát triển kinh tế của gia đình. Đây cũng chính là cơ sở cho việc mở rộng quy mô chăn nuôi sau này.
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ 4.5.1. Yếu tố tự nhiên và xã hội của nông hộ 4.5.1. Yếu tố tự nhiên và xã hội của nông hộ
4.5.1.1. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi muốn tồn tại và phát triển bình thường thì ngoài các quy luật sinh học nó phải tuân theo các quy luật tự nhiên. Chính vì vậy trong quá trình phát triển chăn nuôi bò, cần phải xem xét đến tác động của yếu tố tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình bao gồm: Thời tiết, khí hậu; Đất đai; Nguồn nước. Phỏng vấn hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chăn nuôi bò được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiênđối với chăn nuôi bò
(ĐVT: % số hộ khảo sát)
Loại hộ Yếu tố
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Đất đai 7 100.0 0 0.0 Nguồn nước 6 85.7 1 14.3 Thời tiết 7 100.0 0 0.0 Trung bình ( n=64) Đất đai 64 100.0 0 0.0 Nguồn nước 50 78.1 14 21.9 Thời tiết 58 90.6 6 9.4 Khá (n=19) Đất đai 19 100.0 0 0.0 Nguồn nước 19 100.0 0 0.0 Thời tiết 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)
Số liệu ở bảng 4.13 cho thấy, lần lượt số hộ của 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) được điều tra ở cả 2 xã đều cho rằng cả yếu tố: đất đai, nguồn nước và có ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò của nông hộ. Trong đó, yếu tố đất đai được đánh giá cao nhất với 100% số hộ dân ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch cho rằng yếu tố này ảnh hưởng lớn nhất trong các yếu tố về tự nhiên. Tuy nhiên một vấn đề khó khăn hiện đang gặp phải của nông hộ chăn nuôi bò trên hai vùng cát này là: chủ trương chuyển đổi sang các mô hình nuôi trồng thủy sản nên diện tích bãi chăn thả tự nhiện hiện nay ngày càng thu hẹp. Trong khi phương thức chăn nuôi bò truyền thống của người dân chủ yếu là chăn thả.
Về thời tiết, khí hậu: vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Quảng Bình, đó là ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau), do đó tạo điều kiện thuận lợi cho đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng phát triển mạnh làm nguồn
thức ăn cho chăn nuôi bò. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng đỉnh điểm nhiệt độ thường lên cao tới 41,80C và vào mùa rét nhiệt độ xuống thấp dưới 10,50C gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bò, dễ gây ra các loại dịch bệnh, bên cạnh đó do nhiệt độ cao quá dẫn đến các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi bò bị chết cháy, chết rét dẫn đến thiếu thức ăn.
Còn về mùa mưa lũ, lượng mưa trung bình từ 2.000 - 2.300mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm), lượng mưa phân bố không đều, cường độ mưa lớn thường gây lũ lụt, xói mòn đất cộng thêm đặc điểm địa hình gò đồi cát gần biển nên thường bị ngập lụt và rửa trôi gây ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi bò. Các hộ chăn nuôi vào mùa mưa lũ thường phải đưa bò lên núi tránh lũ lụt nên không có điều kiện để chăm sóc, cho ăn dẫn đến dịch bệnh và chết đói, ngập lụt còn làm cho cạn kiệt nguồn thức ăn nuôi bò.
Hai yếu tố này (nguồn nước và thời tiết) cũng được người dân 2 xã đánh giá rất cao, cụ thể như sau:
- Đối với xã Võ Ninh, có 100% người dân ở cả 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) đánh giá yếu tố nguồn nước có ảnh hưởng. Điều này là tất yếu vì nước bắt nguồn cho sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất. Còn yếu tố thời tiết được người dân 3 nhóm nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 100%, 96,8% và 100%.
- Đối với xã Trung Trạch, tỷ lệ người dân đánh giá ảnh hưởng của 2 yếu tố nguồn nước và thời tiết cũng rất cao. Về nguồn nước tỷ lệ người dân 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 83,3%, 63,6% và 100%. Còn yếu tố thời tiết tỷ lệ người dân 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 100%, 84,8% và 100%.
Nguồn nước: Nước được coi là một trong những điều kiện mà cả sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi đều phải phụ thuộc. Vùng cát 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh có hệ thống sông ngòi tương đối lớn, nguồn nước ngầm cũng tương đối lớn, kết quả điều tra ở các hộ nuôi bò thì hầu hết các hộ đều chủ động được nguồn nước cho chăn nuôi, nên nguồn nước chưa phải là vấn đề lớn cho chăn nuôi bò ở nông hộ tại vùng cát tỉnh Quảng Bình hiện nay. Quá trình điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước để chăn nuôi bò của hộ được cũng cho thấy đa số các hộ đều đánh giá nguồn nước dồi dào để phát triển chăn nuôi bò khi có đến 86,7% hộ ở xã Võ Ninh và 82,2% số hộ xã Trung Trach cho rằng nguồn nước dồi dào. Nguồn nước dồi dào đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước chăm sóc và nuôi dưỡng bò, tạo được sức đề kháng bệnh cho bò, giúp bò phát triển nhanh. Còn lại 13,3 % số hộ xã Võ Ninh và 17,8% số hộ xã Trung Trạch bị thiếu hụt nên gây khó khăn cho quá trình chăn nuôi bò. Do thiếu nước nên họ thường dùng các nguồn nước không sạch nên dễ gây ra nhiều loại dịch bệnh cho bò như dịch tả, tiêu chảy,...
4.5.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tất cả các ngành sản xuất trong đó có ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Qua ý kiến của các hộ chăn nuôi bò ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch, yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chăn nuôi bò gồm: tập huấn, phương tiện, chính sách địa phương và thị trường tiêu thụ. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chăn nuôi bò được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của các yếu tố xã hội
đối với chăn nuôi bò của hộ
(ĐVT: % số hộ khảo sát)
Loại hộ Yếu tố
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Tập huấn 6 85.7 1 14.3 Phương tiện 6 85.7 1 0 Chính sách 3 42.9 4 57.1 tiêu thụ 7 100.0 0 0 Trung bình ( n=64) Tập huấn 38 59.4 26 40.6 Phương tiện 57 89.1 8 12.5 Chính sách 48 75.0 16 25.0 tiêu thụ 64 100.0 0 0.0 Khá (n=19) Tập huấn 12 63.2 7 36.8 Phương tiện 19 100.0 0 0.0 Chính sách 12 63.2 7 36.8 tiêu thụ 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)
chính sách địa phương có ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò của nông hộ. Các hộ dân đều đánh giá thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn nhất trong chăn nuôi bò thịt và yếu tố chính sách địa phương người dân đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân là do, mục đích chăn nuôi bò thịt của các hộ dân là để thu lợi nhuận. Vì vậy, nếu thị trường tiêu thụ khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý chăn nuôi của nông hộ, khiến họ sẽ có quyết định nuôi tiếp hay dừng lại. Có 80% số hộ điều tra cho rằng yếu tố chính sách địa phương có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò của hộ. Một số chỉ tiêu cụ thể ở từng xã:
- Xã Võ Ninh có 100% số hộ ở cả 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) được hỏi đều cho rằng yếu tố thị trường tiêu thụ ảnh hưởng nhiều đến phát triển chăn nuôi bò của nông hộ vì hiện nay các hộ nuôi bò chỉ có một kênh bán bò duy nhất là qua lái buôn, nên dễ bị ép giá dẫn đến họ không dám đầu tư chăn nuôi bò với quy mô lớn vì sợ thị trường không ổn định. Đối với công tác tập huấn đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 100%, 38,7% và 46,2%. Đối với chính sách địa phương đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 0%, 80,6% và 53,8%. Và đối với phương tiện đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 100%, 96,8% và 100%. Như vậy, người dân xã Võ Ninh đánh giá ảnh hưởng của chính sách địa phương là thấp nhất và thì trường quan trọng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi bò thịt. Vì giá cả là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của người chăn nuôi.
- Xã Trung Trạch, cũng giống như xã Võ Ninh có 100% hộ dân ở cả 3 nhóm (nghèo, trung bình và khá) cho rằng thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong chăn nuôi bò thịt. Bên cạnh đó, yếu tố phương tiện cũng được người dân đánh giá rất cao với tỷ lệ tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 83,3%, 81,8% và 100%. Tiếp đến là yếu tố tập huấn với tỷ lệ đánh giá tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 83,3%, 78,8% và 100%. Cuối cùng là yếu tố chính sách với tỷ lệ đánh giá tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 50%, 69,7% và 83,3%.
- Yếu tố tập huấn cũng được người dân đánh giá rất cao. Có 85,7 %, 59,4 % và 63,3 % tương ứng với hộ nghèo, trung bình và khá, số hộ được hỏi cho rằng yếu tố tập huấn ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò, nhờ có các chương trình tập huấn, các mô hình hỗ trợ của khuyến nông tỉnh cũng như khuyến nông huyện nên đã giúp cải tạo đàn bò của các hộ thông qua hình thức thụ tinh nhân tạo tạo, thiến bò đực cóc. Chuyển