3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.4. Vai trò của nước đối với cây lạc
Mặc dù lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn, song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn sinh trưởng nhất định, lạc rất cần đủ ẩm vào thời kỳ nảy mầm, nhất là lúc ra hoa, quả. Nhu cầu nước lớn nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả và hạt. Thiếu nước ở các thời kỳ này đều ảnh hưởng đến năng suất nên nước là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của cây lạc.
Thời kỳ sinh trưởng thân, cành, lá và rễ lạc bị hạn làm giảm sinh trưởng của cây, cây sẽ ra hoa chậm, thu hoạch muộn, năng suất giảm. Tuy nhiên đất thiếu ẩm ở thời gian cây lạc phân cành sẽ có thuận lợi hơn cho quá trình đâm tia, làm quả và quả chín đều hơn là độ ẩm đất đầy đủ.
Từ khi lạc ra hoa đến hình thành quả, thiếu nước cây thụ phấn khó khăn, hoa bị rụng, tia lạc bị héo. Thời kỳ này chỉ chiếm 35 - 43,5% thời gian sinh trưởng của cây, nhưng lạc cần lượng nước bằng 48 - 61,5% nhu cầu nước của cả chu kỳ sinh trưởng.Hạn ở thời kỳ phát triển quả và hạt làm giảm trọng lượng quả và năng suất
lạc.Thời kỳ hạt đã định hình đến chín độ ẩm giảm tương đối sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất lạc.
Tổng nhu cầu về nước trong suốt cả vụ của cây lạc trung bình khoảng 2000 m3/ha, đồng thời thay đổi tùy theo giống, thời gian sinh trưởng và điều kiện khí hậu.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Phi (2014), nhu cầu tưới của cây lạc vụ Xuân tại Nam Định như sau:
Bảng 1.4. Nhu cầu tưới nước của cây lạc vụ Xuân tại Nam Định
Các giai đoạn sinh trưởng Thời gian ET c (mm) P (mm) Pe (mm) WR (mm) Từ ngày… Đến ngày… Mọc mầm – ra hoa 5/2 19/2 28,5 10,5 10,5 18,0 Ba lá – ra hoa 20/2 20/3 68,6 15,9 15,9 52,7 Ra hoa – quả chắc 21/3 23/5 155,7 85,1 68,1 87,6 Quả chín 8/5 23/5 38,1 1,9 0,0 38,1 Tổng 290,9 113,4 94,5 196,4
(Nguồn: Nguyễn Quang Phi, năm 2014)
Ghi chú: ETc là tổng lượng bốc thoát nước của cây, Pe tổng lượng mưa hiệu quả, P là tổng lượng mưa trong vụ, IWR là tổng lượng nước cần tưới
Tưới nước là biện pháp kỹ thuật tăng sản lạc quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhu cầu nước của cây lạc thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và đặc biệt là phụ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Thời kỳ mọc mầm và thời kỳ ra hoa, đâm tia hình thành quả và hạt là lạc cần nhiều nước nhất.
Giai đoạn đầu của thời kỳ cây con không cần nhiều nước. Nếu đất quá ẩm cây sẽ lớn nhanh, phát triển chiều cao qúa sớm sẽ không có lợi cho quá trình đâm tia hình thành quả sau này, tỷ lệ quả hữu hiệu thấp, làm giảm năng suất.
Yêu cầu độ ẩm đất thích hợp với cây lạc là 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng; giai đoạn ra hoa cần độ ẩm cao hơn từ 80 - 85%; giai đoạn chín nhu cầu cần giảm thấp dần.
Bình quân nhu cầu nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc như sau:Gieo - Mọc: 150 - 180 m3/ha; Mọc - Ra hoa: 160 - 190 m3/ha; Ra hoa rộ: 440 - 550 m3/ha; Đâm tia, hình thành quả, hạt: 750 - 900 m3/ha
cần phải tưới nước bổ sung cho cây nhất là tại các giai đoạn xung yếu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng hạt cao. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cây còn có tác dụng điều hòa khí hậu đồng ruộng, tăng độ ẩm và khả năng hút dinh dưỡng khoáng.