Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 37 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.2.1. Kết quả nghiên cứu về bón kali cho cây lạc

Trên đất bạc màu ở Hà Bắc, bón kali cũng có hiệu lực rõ rệt trong sinh trưởng và tăng năng suất lạc. Theo Nguyễn Thị Dần (1995) bón 60 kg K2O/ha năng suất lạc vụ thu ở Hà Bắc tăng 23,8% so với nền bón 30 kg K2O/ha [12].

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Bồn (1997) [4] cho rằng: Kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân đối dinh dưỡng của cây lạc trên đất cát biển. Quy luật tương tự

cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám,.... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song cũng nên cân đối ở mức 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg K2O/ha. Bón kali cao hơn nữa không tăng năng suất và giảm hiệu quả.

Còn theo Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) [41], trên đất bạc màu phù sa cổ, hiệu suất sử dụng kali của cây lạc từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ/kg K2O, năng suất lạc đạt cao nhất ở lượng bón 90 kg K2O/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở lượng bón 60 kg K2O/ha.

Theo Nguyễn Thị Hiền và cs (2001) [19] khi nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc xuân trên đất bạc màu của cho thấy: Bón phân kali cho lạc trong vụ xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích luỹ N, P và K trong thân lá. Cũng theo các tác giả này thì trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

Nghiên cứu của Đường Hồng Dật (2007) cho rằng, phân kali có tác dụng tốt đối với cây lạc trên các chân đất bị rửa trôi mạnh hoặc trên các chân đất trồng lạc nhiều vụ không được luân canh.

Trong điều kiện thí nghiệm trên đất cát trồng lạc ở Quảng Bình của Hồ Khắc Minh (2013) có kết luận về thứ tự của các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 thí nghiệm. Với thứ tự cụ thể được xác định như sau: K > P > N[29].

Theo Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam (2012) thì ảnh hưởng của kali đến năng suất lý thuyết lạc thể hiện rõ trên đất cát biển Bình Định, mức bón 60 kg K2O/ha đạt năng suất lý thuyết cao nhất trên cùng một nền bón đạm. Trên nền bón đạm 0, 20, 40, 60 kg N/ha, mức kali bón là 60 kg K2O/ha có năng suất lý thuyết đạt cao nhất [21].

1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về bón lưu huỳnh cho cây lạc

Theo tác giả Tôn Thất Trình (1972), dùng S35 thì sau 15 giây tiếp xúc với rễ lạc thì đã thấy S35 ở thân và lá non. Nếu dùng S35 cho tiếp xúc với lá thì mãi đến 5 phút sau mới thấy xuất hiện ở thân và rễ. Ngoài ra, bón S sau 25 ngày sau khi gieo còn có thể làm giảm sự nhiễm bệnh Cercospora sp.và gia tăng năng suất [45].

Theo nghiên cứu của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng trên đất phù sa cổ Ba Vì: Hiệu suất của 1 kgS ở dạng K2SO4 trên nền phân supe lân là 4,5 kg lạc vỏ, trên nền phân lân nung chảy là 6,0 kg lạc vỏ. Hiệu suất của 1 kg S ở dạng nguyên tố tương ứng với 2 nền phân 7,5 và 11 kg lạc vỏ, hàm lượng protein trong nhân lạc tăng trung bình từ 1,61 - 1,98 % so với phân bón không chứa S. Tỷ lệ N - protein so với N tổng số trong nhân lạc tăng 5,45 - 7,20%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần và cs, 1991 cho thấy: Trên các loại đất cát, có thành phần cơ giới nhẹ, thường là đất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt hiện tượng thiếu yếu tố vi lượng là rất rõ rệt. Những kết quả thực nghiệm ở Diễn Châu - Nghệ An bón các loại phân có nguyên tố S (K2SO4) đã có tác dụng làm tăng năng suất lạc lên thêm 0,09 - 0,14 tấn /ha so với phân không có S (KCl), ở hai nền lân thermophosphat trên cả hai loại đất bạc màu và phù sa cổ [11].

Đa số lưu huỳnh được bón đều thông qua sự có mặt của nguyên tố này trong các dạng phân sunfat, chứ không bón S một cách riêng lẻ như các loại nguyên tố khác làm cây lạc thiếu nghiêm trọng. Theo đó, trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lạc bón bổ sung S, Mo, Bo trong vụ thu đông, áp dụng quy trình này sẽ giúp tăng năng suất từ 19 - 22 %.

Dựa trên tầm quan trọng của S, mà Hoàng Anh Tuấn và cộng sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu quá trình tạo màng bọc ure bằng lưu huỳnh để áp dụng nhu cầu về dinh dưỡng này cho riêng từng loại cây. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã hình thành và xây dựng được quy trình công nghệ tạo màng bọc cho viên hạt bằng ure bằng dung dich lưu huỳnh nóng chảy.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến [8] từ năm 2005 đến 2007 trên đất cát biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cho thấy: đối với lạc vụ xuân bón năng suất hạt lạc tăng 12,8%, bón Zn tăng 12,1%, bón Mn tăng 11,7%, bón Cu tăng 13,4%, bón Mg tăng 14,6%, bón S tăng 18,5%, bón Mo tăng 12,5%; bón kết hợp Mg, S, B năng suất hạt tăng 25,1%, bón kết hợp Mo, Cu, Mn, Zn năng suất hạt tăng 17,3%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S năng suất hạt tăng 21,4%, bón kết hợp B, Mo, Zn, Cu, S, Mg năng suất tăng 27,0%.

Viện Nông hóa Thổ những đã nghiên cứu tác dụng của S đối với cây lạc trên đất bạc màu huyện Sóc Sơn và phù sa cổ Ba Vì - Hà Tây và thu được kết quả như sau: Trên đất phù sa cổ Ba Vì, hiệu suất của 1 kg S ở dạng K2SO4 trên nền phân supe lân là 4,5 kg lạc vỏ, trên nền phân lân nung chảy là 6,0 kg lạc vỏ. Hiệu suất của 1 kg S ở dạng nguyên tố tương ứng với 2 nền phân 7,5 và 11 kg lạc vỏ, hàm lượng protein trong nhân lạc tăng trung bình từ 1,61 - 1,98 % so với phân bón không chứa S. Tỷ lệ N-protein so với N tổng số trong nhân lạc tăng 5,45-7,20%. Trên đất bạc màu: 1kg S dạng K2SO4 trên nền phân supe lân là 4,5 kg vỏ lạc, trên nền lân nung chảy là 7,0 kg, 1 kg S ở dạng nguyên tố tương ứng với 2 nền phân lân là 11,5 và 8,5 kg lạc vỏ. Hàm lượng protein trong nhân lạc tăng 1,41-1,7%. Tỷ lệ N-protein so với N tổng số trong nhân lạc tăng 3,92-5,6 [11].

Tóm lại, S là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không kém các nguyên tố đa lượng khác, việc thiếu hụt S khi trồng lạc sẽ làm giảm năng suất và đặc biệt chất lượng của lạc thông qua đánh giá hàm lượng các acid amin trong hạt. Vì vậy, cần quan tâm và bón bổ sung S cho cây, tạo mọi điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng cao nhất.

1.3.2.3. Kết quả nghiên cứu về nước tưới cho cây lạc

Tác giả Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung (1995) [18] cho rằng cây lạc mẫn cảm nhất với sự thiếu hụt nước vào khoảng 8 - 10 tuần sau khi gieo, giai đoạn đâm tia xuống đất và quả già ít mẫn cảm hơn giai đoạn ra hoa rộ.

Theo tác giả Hà Học Ngô, 1997 [32] giai đoạn từ gieo đến mọc độ ẩm đất 70- 80% độ ẩm tối đa là giới hạn thích hợp nhất, giai đoạn lạc từ nãy mầm đến phân cành yêu cầu độ ẩm đất 50-60% độ ẩm tối đa, giai đoạn lạc từ ra hoa đến hình thành quả.

Theo Đỗ Thành Nhân (2010) [34], thời kỳ khủng hoảng nước đối với lạc trên đất cát là thời kỳ bắt đầu ra hoa, tưới nước thời kỳ này năng suất lạc tăng 36,55 - 50% so với tưới ở các thời kỳ khác. Bên cạnh đó, nếu sử dụng phương pháp tưới theo đo độ ẩm đất sẽ có hiệu quả và giúp giảm lượng nước tưới trong vụ trồng lạc trên đất cát là 1,434 m3/ha, cho năng suất cao đạt 15,21 tạ/ha so với phương pháp tưới truyền thống.

Theo Trịnh Thường Mại (1969) (dẫn theo Hà Học Ngô, 1977) [32] ảnh hưởng của độ ẩm đất đến năng suất lạc như sau:

Bảng 1.11. Ảnh hưởng của độ ẩm đến năng suất lạc xuân

Độ ẩm đất qua các thời kỳ sinh trưởng (% độ ẩm tối đa)

Năng suất

g/ chậu %

30 – 40% trong suốt quá trình sinh trưởng 0,91 5,0

50 – 60% trong suốt quá trình sinh trưởng 6,01 33,0

70 – 80% trong suốt quá trình sinh trưởng 18,20 100,0

90 – 100% trong suốt quá trình sinh trưởng 17,80 97,7

50 – 60% trước ra hoa, 70 – 80% ở các thời kỳ sau 19,50 107,0

50 – 60% thời kỳ ra hoa hình thành quả, các thời kỳ trước và

sau 70 – 80% 6,70

37,0

50 – 60% ở thời kỳ hình thành quả - quả chín, các thời kỳ

trước và sau 70 – 80% 6,80

37,0

Qua bảng 1.11 ta thấy, năng suất lạc trong thí nghiệm đạt giá trị cao nhất khi độ ẩm đất khoảng 50 - 60% thời kỳ trước ra hoa, các quá trình sau đó yêu cầu 70 - 80%.Tiếp đến là độ ẩm khoảng 90 - 100% trong suốt các thời kỳ, lạc cũng cho năng suất cao.

Ngoài ra, theo ThS. Sái Hồng Dương, Phạm Văn Đông (Viện nước, Tưới tiêu và Môi trường, 2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến năng suất cây lạc thì cho thấy nên tưới để đảm bảo duy trì độ ẩm đất từ 70÷80% bdr (bdr là độ ẩm tối đa đồng ruộng) sẽ cho năng suất lạc tốt nhất[15].

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8611: 2011 - Công trình thủy lợi, Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm, đối với cây lạc, tổng mức tưới cả vụ trung bình 2000 m3/ha. Kết quả về nghiên cứu nước của Nguyễn Quang Phi cho cây lạc ở Nam Định đã xác định được tổng lượng nước cần tưới cho cây lạc vụ xuân là 196,4 mm tương ứng với 1964 m3/ha.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)