ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG K ,S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN ĐẶC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 58 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG K ,S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN ĐẶC

ĐẶC TÍNH RA HOA CỦA CÂY LẠC

Ra hoa là kết quả của một quá trình sinh lý tổng hợp, nó biểu hiện sự sinh trưởng sinh thực của cây vào giai đoạn phát dục mạnh mẽ nhất và là chỉ tiêu có liên quan đến năng suất lạc. Sự ra hoa chịu nhiều ảnh hưởng từ điều kiện ngoại cảnh,biện pháp canh tác và hàm lượng dinh dưỡng. Con người có thể tác động nhằm tạo điều kiện cho hoa lạc tốt hơn, tập trung hơn bằng cách điều chỉnh hàm lượng phân bón và chế độ tưới.

Qua theo dõi và đánh giá đặc tính ra hoa của cây lạc, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4.

- Về thời gian ra hoa: Thời gian ra hoa của cây lạc được xác định từ khi có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa nở ở bất kì đốt nào trên thân chính đến khi số hoa/cây/ngày nhỏ hơn 1 ở 3 ngày liên tiếp. Dựa vào kết quả theo dõi ở bảng 3.4 chúng tôi đưa ra kết luận rằng: Thời gian ra hoa của cây biến động trong khoảng 19 - 20 ngày, trong đó công thức T1P1, T1P3, T1P4 có thời gian ra hoa bình quân là 19 ngày, kết thúc ra hoa sớm hơn so với các công thức khác một ngày.

- Về tổng số hoa/cây: Tổng số hoa/cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 39,33 - 44,60 hoa/cây (chênh lệch khoảng 5,27 hoa/cây). Cao nhất ở công thức T2P2 đạt 44,60 hoa/cây, thấp nhất ở công thức T2P4 đạt 39,27 hoa/cây. Các công thức T1P1, T1P2, T1P3, T1P4 có tổng số hoa trung bình thấp hơn so với tưới minipan và có sự sai khác không ý nghĩa. Ở cùng phương pháp tưới thì công thức ở mức phân bón P2 đạt cao nhất cao hơn so với mức phân bón P1 từ 3,6 - 3,87 hoa/cây. Ở mức phân bón thiếu kali thì có số hoa/cây thấp nhất đạt từ 39,27-39,33 hoa/cây, thấp hơn so với mức phân bón đầy đủ P2 là từ 4,94-5,33 hoa/cây. Ở mức phân bón thiếu lưu huỳnh P3 thì số hoa/cây dao động từ 42 – 42,6 hoa/cây, thấp hơn so với công thức bón P2 từ 1,67- 2,6 hoa/cây. Riêng công thức T1P2 và T2P2 sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức. Tại các mức T1P1, T1P3 và T2P1, T2P2 sự sai khác là có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức T1P1, T1P4, T2P1, T2P4.

Bảng 3.4.Ảnh hưởng của liều lượng kali và lưu huỳnh đếnthời gian ra hoa, tổng số

hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của cây lạc

TT Chỉ tiêu Công thức Thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa/cây (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) 1 T1P1 19 40,67b 42,71b 2 T1P2 20 44,27a 49,20ab 3 T1P3 19 42,60ab 44,17b 4 T1P4 19 39,33b 42,81b 5 T2P1 20 40,73b 48,85ab 6 T2P2 20 44,60a 52,14a 7 T2P3 20 42,00ab 51,59a 8 T2P4 20 39,27b 47,61ab LSD0,05 3,37 7,07

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái (a, b,c), các chữ

cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)

- Về tỷ lệ hoa hữu hiệu:Phần trăm hoa hữu hiệu ở các công thức khác nhau đều có tỷ lệ trung bình cao hơn so với đối chứng, sự sai khác là có ý nghĩa. Tỷ lệ hoa dao động từ 42,71 – 52,14%. Cao nhất ở công thức T2P2 là 52,14% và thấp nhất ở công thức T1P1 là 47,71%. Tưới theo nông dân và minipan thì ở các mức phân bón sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Phương pháp tưới theo minipan có số hoa hữu hiệu cao hơn so với tưới theo nông dân.

Hình 3.4.Tổng số hoa trên cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) ở các công thức

Như vây, qua các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới đến đặc tính ra hoa của cây, thì ở phương pháp tưới theo mini-pan cao hơn ở phương pháp tưới theo nông dân. Ở mức bón nền, 90 kg K, 30 kg S sử dụng phương pháp tưới phun mưa kết hợp theo dõi mini-pan đạt cao nhất khi tác động lên các chỉ tiêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)