Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 47 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

a. Chuẩn bị hạt giống

- Phơi hạt giống: Trong quá trình bảo quản, hạt giống đã hút ẩm vì thế trước khi gieo cần phải phơi lại trong nắng nhẹ nhằm làm giảm độ ẩm trong hạt để tăng sức hút nước của hạt, đồng thời kích thích sự hoạt động của các enzim chuyển hóa trong quá trình nảy mầm. Phơi quả trong nắng nhẹ trên các nong, nia tre.

- Chọn hạt giống để gieo: Chọn những hạt to, mẩy, vỏ lụa sáng, loại bỏ những hạt lép nhăn nheo, tróc vỏ hay bị trầy xước cơ giới.

b. Làm đất

- Cày bừa 2 lần để đất tơi xốp, nhỏ và đủ ẩm. Đất được làm sạch cỏ dại và các tàn dư cây trồng ở vụ trước, được phơi ải kỹ. Đất sau khi xử lý phải bằng phẳng, có khả năng giữ nước và thoát nước nhanh, thoáng khí để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Lên luống: Luống cao 20 - 25cm, rộng 2m, luống cách nhau 25cm, rạch hàng sâu 15cm và gieo hạt.

c. Bón phân

- Bón lót: 100% phân chuồng, 100% phân lân, 1/2 lượng vôi (bón trước khi gieo 1 tuần), 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali, 100% phân (NH4)2SO4 (20% N; 24% S). Toàn bộ phân hoá học (ngoại trừ vôi) được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.

- Bón thúc lần 1 (khi cây có từ 2 đến 3 lá thật): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. - Bón thúc lần 2 (khi ra hoa rộ): 1/2 lượng vôi.

d. Mật độ và khoảng cách gieo

- Mật độ gieo: 33 cây/m2;

- Khoảng cách gieo: 30cm x 10cm x 1 hạt.

e. Chăm sóc

- Dặm cây:Do trong quá trình tiến hành thí nghiệm, hạt giống có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi hoặc chất lượng hạt giống không tốt nên cây mọc không đều, do đó phải dặm lại cây để đảm bảo mật độ.

- Khi cây có 2 - 3 lá thật tiến hành bón thúc đợt 1 kết hợp làm cỏ, xới xáo. Kỹ thuật đảm bảo là xới xáo toàn bộ mặt luống nhẹ tay, xới nông 2 - 3 cm, xới xa gốc. Đây là lúc cây con thiếu dinh dưỡng trong 2 lá tử diệp đã cạn kiệt mà nốt sần chưa hình thành nên chưa có khả năng cung cấp đạm cho cây, do đó trong thời kỳ này cần bón đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

- Lúc lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp làm cỏ xới xáo trên toàn bộ mặt luống và bón thúc lần 2, vun gốc cao 3 - 5cm.

- Tiến hành theo dõi đồng ruộng để dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại, khi sâu bệnh hại đến ngưỡng kinh tế thì tiến hành phun thuốc.

2.3.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý và tính toán bao gồm: trung bình, phân tích ANOVA hai nhân tố và LSD0.05bằng phần mềm Statistix 10.0. Vẽ đồ thị và biểu đồ bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)