ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG KALI, LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 60 - 73)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG KALI, LƯU HUỲNH VÀ PHƯƠNG PHÁP

PHÁP TƯỚI ĐẾN KHỐI LƯỢNG TƯƠI, KHÔ CỦA CÂY LẠC QUA CÁC

GIAI ĐOẠN

Thân lá lạc là nơi dự trữ và tích lũy chất khoáng và sản phẩm quang hợp để biến đổi và vận chuyển các chất về quả. Sinh khối của cây lạc được cấu tạo và hình thành bởi quá trình quang hợp và hút dinh dưỡng từ đất. Mặc dù trong thành phần chủ yếu là từ sản phẩm của quá trình quang hợp và hô hấp nhưng dinh dưỡng khoáng lại có vai trò rất quan trọng để tạo sinh khối cây lạc. Tuy chiếm một khối lương nhỏ trong sinh khối nhưng dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tích lũy chất khô của cây trồng, nhờ dinh dưỡng mà các cơ quan có thể tồn tại, sinh trưởng và hoàn thành chức năng sinh lý của mình. Đây là cơ sở để bón phân cân đối và hợp lý trong sản xuất nông nghiệp.

Qua theo dõi, chúng tôi thu được trọng lượng tươi và khô của cây lạc thể hiện ở bảng 3.5. 0 10 20 30 40 50 60 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4 Tổng số hoa/cây Tỷ lệ hoa hữu hiệu

- Thời kỳ 3-4 lá

+ Về khối lượng tươi của cây lạc: Khối lượng tươi của cây lạc dao động từ 12,95- 14,49 (tạ/ha), cao nhất ở công thức T1P2 là 14,49 tạ/ha và thấp nhất ở công thức T2P4 là 12,95 tạ/ha. Ở các phương pháp tưới khác nhau cùng mức phân bón thì khối lượng tươi cũng khác nhau.Ở mức phân bón thiếu kali (P4) thì cho khối lượng tươi thấp nhất đạt từ 12,95-12,97 tạ/ha, thấp hơn công thức bón đầy đủ P2 từ 0,35-1,52 tạ/ha. Ở công thức bón thiếu lưu huỳnh (P3) thì khối lượng tươi đạt từ 14,22-14,27 tạ/ha. Ở công thức T1P2 sai khác có ý nghĩa đối với các công thức T1P4, T2P1, T2P4.

Bng 3.5. Khối lượng tươi, khô của lạc qua các giai đoạn phát triển

(Đơn vị tính: tạ/ha)

Công thức

Thời kỳ3-4 lá Thời kỳra hoa rộ Thời kỳthu hoạch

Sinh khối tươi Sinh khối khô Sinh khối tươi Sinh khối khô Sinh khối tươi Sinh khối khô T1P1 13,31abc 1,88ab 122,26bc 23,03d 280,58e 92,70e T1P2 14,49a 1,98a 133,27ab 26,97ab 305,57d 103,74b T1P3 14,27ab 1,95a 130,27abc 25,80c 296,42d 100,12cd T1P4 12,97c 1,79b 118,15c 22,48d 276,60f 92,19e T2P1 13,10bc 1,86ab 130,64abc 23,21d 295,52d 99,48d T2P2 14,30ab 1,96a 138,95a 27,26a 310,22a 104,96a T2P3 14,22ab 1,93a 131,13abc 26,11bc 298,17c 100,87c T2P4 12,95c 1,75b 120,83bc 22,47d 278,33f 92,09e LSD0,05 1,23 0,14 14,53 1,05 1,74 0,86

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các

chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)

+ Về khối lượng sinh khối khô: Khối lượng khô giao động từ 1,75-1,98 (tạ/ha), cao nhất ở công thức T1P2 là 1,98 tạ/ha và thấp nhất ở công thức T2P4 là 1,75 tạ/ha. Ở các phương pháp tưới khác nhau cùng mức phân bón thì khối lượng khô cũng khác

nhau. Ở mức phân bón thiếu kali (P4) thì cho khối lượng khô thấp nhất đạt từ 1,75- 1,79 tạ/ha, thấp hơn công thức bón đầy đủ P2 từ 0,19-0,21 tạ/ha. Ở công thức bón thiếu lưu huỳnh (P3) thì khối lượng tươi đạt từ 1,93-1,95 tạ/ha.

- Vào thời kỳ ra hoa rộ:

Giai đoạn này lạc bắt đầu có biểu hiện bởi các hoạt động sinh lý mạnh mẽ, đồng thời cùng diễn ra hai quá trình sinh lý là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Biểu hiện rõ ở thời kỳ này là sự tăng tích lũy chất khô và khối lượng tươi khô, phân hóa mầm hoa và ra hoa… Sự phát triển tốt hay xấu ở quá trình nào đều có ảnh hưởng đến quá trình phát triển còn lại. Vì vậy, việc xác định liều lượng bón K, S và cung cấp nước cho cây ở giai đoạn này cũng rất quan trọng.

+ Về khối lượng tươi: Khối lượng tươi dao động từ 118,15–138,95 (tạ/ha), cao nhất ở công thức T2P2 là 138,95 tạ/ha và thấp nhất ở công thức T1P4 là 118,15 tạ/ha. Theo các phương pháp tưới khác nhau thì sinh khối cây cũng có sự sai khác nhau. Khối lượng tươi trung bình của các mức phân bón tưới mini-pan cao hơn so với phương pháp tưới nông dân cụ thể là: T2P1 đạt 130,64 tạ/ha cao hơn T1P1 là 8,38 tạ/ha; T2P2 đạt 138,95 tạ/ha cao hơn T1P2 là 5,68 tạ/ha.Ở công thức không bón lưu huỳnh và kali thì khối lượng tươi giảm so với đầy đủ sai khác có ý nghĩa.

+ Về khối lượng khô: Khối lượng khô dao động từ 22,47–27,26 (tạ/ha), cao nhất ở công thức T2P2 là 27,26 tạ/ha và thấp nhất ở công thức T2P4 là 22,47 tạ/ha.Ở phương pháp tưới theo mini-pan cho khối lượng khô cao hơn với phương pháp tưới nông dân. Công thức T2P2 cao hơn 0,29 tạ/ha so với công thức T1P2, ở các công thức bón thiếu Kali thì thấp hơn so với công thức bón đầy đủ P2 từ 4,49-5,08 tạ/ha, ở công thức bón thiếu lưu huỳnh cũng thấp hơn so với công thức bón đầy đủ P2 từ 1,15-1,17 tạ/ha. Ở công thức T2P2 lớn hơn và sai khác có ý nghĩa với công thức T1P1, T1P3, T1P4, T2P1, T2P3, T2P4.Như vậy, trong các mức bón thì mức bón P2 mang lại khối lượng khô cao nhất và có ý nghĩa về mặt thống kê, kết hợp với phương pháp tưới mini- pan.

Hình 3.5.Khối lượng tươi của cây lạc qua các thời kỳ ở các công thức thí nghiệm

- Thời kỳ thu hoạch

+ Về khối lượng tươi: Khối lượng tươi dao động trong khoảng từ 278,33 – 310,22 (tạ/ha), đạt giá trị cao nhất ở công thức T2P2 là 310,22 tạ/hacao hơn 11 % với giá trị thấp nhất T2P4.Ở các phương pháp tưới khác nhau cùng mức phân bón thì khối lượng tươi cũng khác nhau. Ở mức phân bón thiếu kali (P4) thì cho khối lượng tươi thấp nhất đạt từ 276,60-279,33 tạ/ha, thấp hơn công thức bón đầy đủ P2 từ 28,97-31,89 tạ/ha. Ở công thức bón thiếu lưu huỳnh (P3) thì khối lượng tươi đạt từ 296,42-298,17 tạ/ha, thấp hơn công thức bón đầy đủ P2 từ 9,15-12,05 tạ/ha.Ở thời kỳ này, tại các mức phân bón như nhau, trên nền tưới khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. + Về khối lượng khô: Khối lượng khô dao động trong khoảng 92,09–104,96 (tạ/ha) đạt giá trị cao nhất tại T2P2 là 104,96 tạ/ha và thấp nhất tại T2P4 là 92,09 tạ/ha. Tại các mức phân bón như nhau, trên nền tưới khác nhau có sự sai khác nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong cùng phương pháp tưới nhưng ở mức bón phân P2 có sự sai khác có ý nghĩa so với P3, P1 và P4 về mặt thống kê.

Tóm lại, chỉ tiêu về khối lượng sinh khối tươi, khô của lạc phản ánh rất lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và nước của cây, là yếu tố đánh giá liều lượng phân K, S và phương pháp tưới nước mang lại hiệu quả cao nhất cho cây. Theo đó, lượng bón ở mức 90 kg K, 30 kg S ứng dụng phương pháp tưới mini-pan, sinh khối tươi, khô của cây đạt giá trị lớn nhất và có ý nghĩa

0 50 100 150 200 250 300 350 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4 Thời kỳ 3-4 lá Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ thu hoạch

3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN

NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA LẠC

Năng suất là kết quả cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Năng suất của bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật. Trong nhiều điều kiện khác nhau, với cùng một giống, nếu bón phân với liều lượng khác nhau thì năng suất thu được khác nhau rõ rệt. Nếu được bón cân đối thì năng suất của lạc được tăng lên rất rõ so với thiếu sự cân đối, ngay cả khi bón lượng cao riêng một yếu tố nào đấy. Năng suất được hình thành từ các yếu tố như: mật độ cây/m2, số quả trên cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả,... Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật khác nhau nhưng lại có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó, yếu tố số cây/m2 ổn định, khối lượng 100 quả, ít thay đổi do đặc tính di truyền của giống, chỉ có yếu tố số quả chắc/cây là dễ tác động để thay đổi nhất. Để đạt được năng suất cao, thì việc theo dõi các yếu tố quất định năng suất lạc là cần thiết, qua các chỉ tiêu này mà ta có thể có các biện pháp canh tác thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố đó đạt mức tối ưu.

Nếu tích lũy chất khô là kết quả của quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ thì năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chính là kết quả của quá trình tích lũy chất khô nhưng diễn ra ở bộ phận kinh tế.Như vậy, thành phần sinh hóa và dinh dưỡng là các yếu tố đã làm nên sự khác nhau về chất giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể sinh vật.

Qua theo dõi sự ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước khác nhau đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chúng tôi thu được kết quả như bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali và lưu huỳnh và phương pháp tưới đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lạc

Công thức Số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) Tỉ lệ nhân (%) P100 quả (gam) P100 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) T1P1 19,80c 17,37cd 86,73a 115,72ab 58,73a 49,76cd 34,83de T1P2 25,13a 21,77ab 87,87a 116,20ab 58,87a 62,60ab 41,82abc T1P3 21,40bc 18,73cd 87,60a 116,02ab 58,50a 53,79cd 37,65cde T1P4 19,00c 16,87d 86,13a 114,88b 58,23a 47,94d 33,56e

Công thức Số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) Tỉ lệ nhân (%) P100 quả (gam) P100 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) T2P1 21,97ab 19,90bc 88,07a 116,04ab 58,90a 57,14bc 39,99bcd T2P2 25,30a 23,23a 88,60a 117,17a 58,93a 67,38a 47,17a T2P3 23,63ab 21,67ab 88,53a 116,19ab 58,37a 62,32ab 44,29ab T2P4 20,93bc 18,57cd 86,93a 115,18b 57,87 52,93cd 37,05cde LSD0,05 3,39 2,82 2,49 1,70 1,14 8,21 5,56

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các

chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%)

Kết quả bảng 3.6 cho thấy:

-Tổng số quả trên cây: Đây là chỉ tiêu đánh giá quá trình đâm tia hình thành quả, nó phụ thuộc vào số hoa trên cây khả năng đâm tia, liều lượng phân bón và chế độ tưới nước. Tổng quả trên cây dao động trong khoảng từ 19,00 -25,30quả/cây. Trong đó công thức T2P2 có số quả nhiều nhất là 25,30 quả/cây và công thức T1P4 có số quả ít nhất là 19,00 quả/cây. Ở công thức bón thiếu Kali thì cho số quả/cây thấp nhất dao động từ 19,00 - 20,93 quả/cây, thấp hơn công thức bón đầy đủ (P2) từ 4,37-6,13 quả/cây và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở công thức bón thiếu lưu huỳnh cho số quả/cây dao động từ 21,40 - 23,63 quả/cây thấp hơn so với công thức ở mức phân bón P2 từ 1,67 - 3,73 quả/cây. Phương pháp tưới mini-pan cho số quả/cây cao hơn so với tưới theo phương pháp nông dân. Ở cả hai phương pháp tưới, mức bón P2 (nền + 90K + 30 S) đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các mức bón phân còn lại.

-Số quả chắc trên cây:

Trong tất cả các yếu tố cấu thành năng suất thì chỉ tiêu tổng số quả chắc/cây là yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong sản xuất bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Có thể nói rằng tổng số quả chắc/cây là chỉ tiêu tổng hợp và toàn diện nhất để đánh giá hiệu quả của những yếu tố canh tác và ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây trồng. Nó chịu chi phối của rất nhiều yếu tố như: khả năng ra hoa, thời điểm ra hoa, vị trí ra hoa, khả năng đâm tia và hình thành quả. Trong những yếu tố tác động đến việc làm tăng số lượng quả chắc/cây thì bón phân và tưới nước là một trong những vấn đề then chốt. Qua theo dõi ta thấy:

Số quả chắc trên cây dao động từ 16,87 – 23,33 quả/cây, đạt thấp nhất ở công thức T1P4 là 16,87 quả/cây, đạt cao nhất ở công thức T2P2 là 23,33 quả/cây. Ở phương pháp tưới khác nhau thì số quả chắc/cây cũng khác nhau. Ở mức phân bón

thiếu kali cho số quả chắc/cây đạt thấp nhất từ 16,87-18,57 quả chắc/cây, thấp hơn so với công thức bón đầy đủ P2 từ 4,66-4,90 quả chắc/cây. Ở mức phân bón thiếu lưu huỳnh đạt từ 18,73-22,00 quả chắc/cây, thấp hơn so với công thức bón đầy đủ P2 từ 1,23-3,04 quả chắc/cây. Các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê là T2P2 với T1P1, T1P3, T1P4, T2P4. Hai phương pháp tưới khác nhau cũng có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

-Tỷ lệ nhân (%) và P100 quả: các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa; trọng lượng 100 quả (g), hầu hết công thức với nhau không có sự sai khác có ý nghĩa, tuy nhiên ở công thức T2P2 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức T1P4. Khi bón các công thức thiếu K, S thì tỷ lệ nhân và trọng lượng 100 quả trên cây cũng giảm trên các phương pháp tưới khác nhau.

Từ những kết quả thu được về sự ảnh hưởng của liều lượng của kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến yếu tố cấu thành năng suất lạc chúng tôi có nhận xét như sau: phân kali, lưu huỳnh và mini-pan đã có những tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển quả. Mặt dù sự tác động này là không giống nhau giữa các dạng phân và mỗi dạng phân các liều lượng bón khác nhau cũng có tác động khác nhau đến các yếu tố khác nhau. Nhìn chung việc bón phân kali, lưu huỳnh đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất trong đó chỉ tiêu số quả chắc/cây cũng như tỉ lệ nhân tăng lên một cách đáng kể. Đây là những tác động có lợi đến năng suất cây trồng.

Hình 3.6.Tổng số quả và số quả chắc của cây lạc

0 5 10 15 20 25 30 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4

Hình 3.7.Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của lạc tại các mức bón K, S và

phương pháp tưới (ĐVT: tạ/ha)

-Năng suất lý thuyết (NSLT):

Năng suất lý thuyết là cơ sở đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi mật độ cây/m2, khối lượng 100 quả và đặc biệt là số quả chắc trên cây. Vì vậy, nếu được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và tưới nước thích hợp thì sẽ tăng số quả chắc trên cây, tăng trọng lượng 100 quả dẫn đến năng suất lý thuyết sẽ tăng lên. Công thức T2P2 (63,28tạ/ha)có năng suất lý thuyết cao nhất và thấp nhất là công thức T1P4 (33,56 tạ/ha). Ở phương pháp tưới T2 công thức có liều lượng kali và lưu huỳnh thì năng suất lý thuyết cao hơn so với công thức khác, giữa công thức T2P2 và T2P1, T2P4 có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Ở phương pháp tưới T1 cũng vây khi tăng liều lượng bón thì giá trị này tăng lêncó sự sai khác ở công thức T1P2 và T1P4, T1P3, T1P1.

- Năng suất thực thu:

Là năng suất thu được trên diện tích ô thí nghiệm, phản ánh một cách chính xác và thực tế nhất khả năng sinh trưởng, phát triển của lạc trên đồng ruộng. Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác nhất về kết quả của các công thức phân bón và phương pháp tưới nước .

Năng suất thực thu của thí nghiệm có sự dao động từ 33,56–47,17 tạ/ha đạt cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)