ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG K ,S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN SỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 55 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG K ,S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN SỐ

Quá trình hình thành nốt sần được bắt đầu từ sự xâm nhập của vi khuẩn cố định đạm Rhizobium vào rễ cây. Sự hoạt động yếu hay mạnh của vi khuẩn nốt sần này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất trên cây lạc.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Số lượng nốt sần trung bình trong điều kiện canh tác ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 200 - 400 nốt sần/cây. Số lượng nốt sần được hình thành nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như hóa, lý tính của đất, chế độ dinh dưỡng cũng như tiểu khí hậu xung quang đồng ruộng và hệ rễ của cây. Ngoài ra, chỉ tiêu về khối lượng nốt sần cũng là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng hình thành và phát triển nốt sần hữu hiệu trên cây.

Xuất phát từ tình hình thí nghiệm trong thực tế sản xuất, số lượng nốt sần ở thời kỳ mới xuất hiện 3 - 4 lá là chưa có hoặc không đồng đều, lượng nốt sần không hoạt động tại thời điểm thu hoạch hầu như chiếm trên 90% (nốt sần rỗng, màu đen) nên kết quả thí nghiệm của chúng tôi chỉ xét tại ba giai đoạn điển hình là thời kỳ ra hoa rộ, đâm tia và thu hoạch

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3, hình 3.2 như sau:

- Số lượng nốt sần

Số liệu bảng 3.3 cho thấy liều lượng K, S và độ ẩm đất có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nốt sần của giống lạc địa phương trên đất cát tại tỉnh Quảng Nam. Nốt sần tăng dần từ giai đoạn bắt đầu ra hoa đến giai đoạn hình thành quả.

+ Giai đoạn ra hoa rộ: Số lượng nốt sần ở các công thức thí nghiệm dao động từ 77,00 – 90,33 nốt sần/cây. Cao nhất ở công thức T2P2 là 90,33 nốt sần/cây sai khác có ý nghĩa với công thức T1P4 là 77,00 nốt sần/sây. Ở phương pháp tưới mini-pan thì công thức T2P2 có số lượng nốt sần cao hơn công thức T2P1 là 8,26 nốt sần/cây. Giữa các công thức còn lại có sự khác khác không có ý nghĩa.

+ Giai đoạn đâm tia: Ở giai đoạn này số lượng nốt sần tiếp tục tăng. Trong các thí nghiệm số lượng nốt sần giao động từ 121,6 – 189,27 (nốt sần/ cây), công thức T2P2 với mức bón 90 K+30 S (tưới mini-pan) có số lượng nốt sần cao nhất là 189,27 nốt sần/cây và thấp nhất là công thức T2P4 với mức bón là 121,6 nốt sần/cây. Trên cả hai phương pháp tưới nhưng ở các mức bón phân khác nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa giữa mức bón P2 với mức phân bón còn lại.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân K, S và phương pháp tưới đến số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn

Công thức

Thời kỳ …(nốt sần/ cây) Thời kỳ …(KL nốt sần/ cây) (g)

Ra hoa rộ Đâm tia Thu hoạch Ra hoa rộ Đâm Tia Thu hoạch T1P1 82,40ab 130,87c 142,93cd 0,43ab 0,69c 0,75d T1P2 85,73a 144,53b 190,87b 0,44ab 0,76b 0,97bc T1P3 84,13ab 131,40c 156,67cd 0,44ab 0,69c 0,82cd T1P4 77,00b 105,93e 133,67d 0,40b 0,55e 0,71d T2P1 82,07ab 127,67cd 163,80c 0,43ab 0,69c 0,86bcd T2P2 90,33a 189,27a 219,67a 0,47a 0,97a 1,20a T2P3 83,27ab 152,13b 198,73ab 0,43ab 0,79b 1,02b T2P4 82,33ab 121,60d 141,73cd 0,43ab 0,63d 0,72d LSD0,05 8,67 8,45 25,53 0,04 0,05 0,16

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các

chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).

+ Giai đoạn thu hoạch: Số lượng nốt sần ở các công thức thí nghiệm dao động từ 141,73 – 219,67 (nốt sần/cây). Ở phương pháp tưới theo nông dân và tưới mini-pan có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa, tưới mini-pan cho số lượng nốt sần lớn hơn. Ở cả hai phương pháp tưới, trên cùng một nền bón, ở mức bón P2 (nền + 90 K2O + 30 S) có số lượng nốt sần lớn nhất là 219,67 nốt sần/cây, tiếp đó là đến mức bón P3 (nền, 90 K2O) là 198,73 nốt sần/cây nhưng không có sự sai khác đáng kể. Ở các mức bón P2 thì lại có sự sai khác có ý nghĩa so với P1 và P4. Công thức T2P2 có số lượng nốt sần cao hơn T1P2 là 28,8 nốt sần/cây. Ở công thức bón thiếu Kali (T1P4 và T2P4) thì số lượng nốt sần thấp hơn so với công thức đối chứng 2 (T1P2 và T2P2) lần lượt là 57,2 và 77,94 nốt sần/cây. Ở công thức bón thiếu Lưu huỳnh trong phương pháp tưới theo nông dân thì công thức T1P3 có số lượng nốt sần thấp hơn công thức T1P2 là 34,2 nốt sần/cây và khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê; trong phương pháp tưới mini-pan thì số lượng nốt sần ở công thức T2P3 thấp hơn 20,94 nốt sần/cây và sai khác không có ý

Hình 3.3.Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ

-Khối lượng nốt sần:

+ Giai đoạn ra hoa rộ: khối lượng nốt sần dao động từ 0,40 – 0,47 (g). Cao nhất ở công thức T2P2 là 0,47g, thấp nhất ở công thức T1P4 là 0,40g. Giữa các công thức có liều lượng bón khác nhau trong phương pháp tưới mini-pan không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Trong phương pháp tưới T1 thì ở mức phân P1, P2, P3 sai khác có ý nghĩa đối với mức phân P4.

+ Giai đoạn đâm tia: khối lượng nốt sần ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,55 – 0,97 (g), đạt khối lượng cao nhất ở công thức T2P2 là 0,97g và thấp nhất ở công thức T1P4 là 0,55g. Ở phương pháp tưới nông dân đạt khối lượng nốt sần cao nhất là công thức đối chứng 2 (T1P2) đạt 0,76g và có sự sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại. Ở phương pháp tưới mini-pan công thức T2P2 có sự sai khác có ý nghĩacác với công thức còn lại.

+ Giai đoạn thu hoạch: khối lượng nốt sần dao động từ 0,71– 1,20 (g). Đạt cao nhất ở công thức T2P2 là 1,20g và thấp nhất ở công thức T1P4 là 0,71g.Trong phương pháp tưới theo mini-pan thì công thức T2P2 có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê đối với các công thức còn lại. Đối với phương pháp tưới nông dân thì ở công thức đối chứng 2 (T1P2) đạt giá trị cao nhất là 0,97g và có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê đối với công thức T1P1 và T1P4. Giữa 2 phương pháp tưới ở các mức phân bón như nhau thì khối lượng nốt sần ở phương pháp tưới theo mini-pan luôn cao hơn so với tưới theo nông dân.

0;00 0;10 0;20 0;30 0;40 0;50 0;60 0;70 0;80 0;00 20;00 40;00 60;00 80;00 100;00 120;00 140;00 160;00 180;00 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4

Số lượng nốt sần GĐ Ra hoa rộ Số lượng nốt sần GĐ Đâm tia

Số lượng nốt sần GĐ Thu hoạch Khối lượng nốt sần GĐ Ra hoa rộ

Như vậy, liều lượng K, S và phương pháp tưới nước cho cây lạc cũng ảnh hưởng nhiều đến số lượng cũng như khối lượng của nốt sần trền cây. Khi xét tổng thể cả kết quả thí nghiệm, ở mức bón P2 (Nền + 90 K + 30 S), P3 (90 K) và áp dụng tưới mini-pan làm số lượng và khối lượng nốt sần trên cây đạt giá trị cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)