Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Việt nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có những điều kiện rất thích hợp cho cây lạc phát triển. Cây lạc đã được nhân dân ta trồng từ lâu đời và đã trở thành thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân.

Diện tích lạc chiếm 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá). Theo số liệu thống kê 2011, có 6 vùng sản xuất chính như sau:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 20,9 nghìn ha, chiếm 9,3% tổng diện tích trồng lạc cả nước. - Vùng Đông Bắc: lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang với diện tích 33,0 nghìn ha (chiếm 14,8%).

- Vùng Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm lạc của các tỉnh phía Bắc với diện tích 74,0 nghìn ha (chiếm 33,1%,) tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: diện tích trồng 29,8 ha (chiếm 13,3%), được trồng tập trung ở 2 tỉnh Quảng Nam, Bình Định.

- Vùng Tây Nguyên: diện tích trồng lạc trên 20 nghìn ha (chiếm 9,2%), chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai.

- Vùng Tây nam bộ: diện tích trồng lạc 22,4 nghìn ha (chiếm 10 %), tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Long An …

Ngoài ra, còn một số vùng như Tây Bắc, Đông nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.... tuy diện tích đât đai dồi dào nhưng cây lạc chưa phải là thế mạnh của vùng.

Lạc hiện nay đang được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị đa dạng, xu hướng chính của sản xuất lạc hiện nay là để xuất khẩu, lạc là hàng nông sản được sử dụng để chế biến ra các sản phẩm đang được nhiều nước sử dụng nhất là dầu lạc. Đồng thời cây lạc có khả năng cải tạo đất rất tốt nên hiện nay ở nước ta đang áp dụng trồng nhiều ở những vùng đất bạc màu, vùng đồi thấp và cũng được áp dụng trong thâm canh tăng năng suất.

Chính vì vậy, để diện tích lạc ngày càng được mở rộng, năng suất ngày càng tăng cao, chất lượng tốt, đưa lại thu nhập cao cho người sản xuất. Nước ta cần phải đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách rộng rãi vào sản xuất trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Cụ thể phải xác định được các giống lạc phù hợp với địa hình đất đai, khí hậu cũng như tập quán canh tác mà bố trí cho hợp lý nhằm đạt năng suất cao nhất, khuyến khích nông dân duy trì và mở rộng diện tích trồng lạc.

Qua bảng số liệu 1.7 cho thấy, diện tích trồng lạc trong những năm gần đây ngày càng giảm dần, song năng suất ngày một tăng và sản lượng có sự biến động nhẹ. Đến năm 2016, diện tích trồng chỉ còn 184,8 nghìn ha, giảm 35,7 nghìn ha so với năm 2012. Tuy diện tích giảm nhưng năng suất lạc lại ngày càng tăng, năm 2012 năng suất lạc chỉ đạt 21, 3 tạ/ha thì đến năm 2016 đạt được năng suất 23,1 tạ/ha tăng lên 1,8 (tạ/ ha).

Bảng 1.7. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam Chỉ tiêu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2012 220,5 21,3 470,6 2013 216,2 22,8 492,0 2014 208,7 21,7 453,3 2015 200,3 22,7 453,9 2016 184,8 23,1 427,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)

Hình 2.1. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam

Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành cùng với những chính sách khuyến khích của ngành nông nghiệp nói riêng và của chính phủ nói chung. Bên cạnh đó việc đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần đem lại thành công, như:

- Chọn tạo những giống lạc thích nghi với điều kiện sinh thái.

- Chú trọng những giống có thời gian sinh trưởng trung và ngắn ngày (dưới 120 ngày) đưa vào các công thức luân canh, tăng vụ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

0 100 200 300 400 500 600 2012 2013 2014 2015 2016 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

- Những giống có tính chống chịu cao như kháng sâu, bệnh hại, chịu hạn … - Giống có chất lượng cao, phù hợp với xuất khẩu và ép dầu.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất như đưa các chế phẩm sinh học vào cải tạo đất, đối kháng bệnh hại.

- Kỹ thuật thâm canh và tưới nước cho cây lạc ngày càng được áp đụng rộng rãi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)