3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀULƯỢNG K ,S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN
THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, tuy nhiên các giai đoạn này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện khí hậu của từng vùng, từng mùa vụ cụ thể. Việc xác định được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây có ý nghĩa quan trọng giúp người sản xuất có thể chủ động bố trí thời vụ hợp lý, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Đồng thời có cơ sở để tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với địa phương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
Qua theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1.Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ
(Đơn vị tính: ngày)
TT
Chỉ tiêu
Công thức
Thời gian từgieo đến... (ngày)
3 – 4 lá Bắt đầu ra hoa Hình thành quả Thu hoạch 1 T1P1 18 41 60 104 2 T1P2 18 40 60 105 3 T1P3 18 40 59 105 4 T1P4 18 41 61 104 5 T2P1 18 41 61 105 6 T2P2 18 40 61 105 7 T2P3 18 40 61 105 8 T2P4 18 41 61 104
- Thời gian từ gieo đến 3 - 4 lá thật ở các công thức là như nhau là 18 ngày. Vì giai đoạn này cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng trong hạt và hai lá tử diệp, bộ rễ còn yếu nên ảnh hưởng của phân bón và nước tưới chưa được thể hiện. Như vậy, thời gian sinh trưởng của cây lạc ở giai đoạn này không bị ảnh hưởng bởi các mức bón kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới khác nhau.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa:
Lạc là cây phân hóa mầm hoa sớm, khi có 2-4 lá thật xòe ra là cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Thời gian ra hoa kéo dài từ 25 - 46 ngày tùy theo giống và vụ sản xuất. Vì vậy tìm hiểu thời gian ra hoa của các giống lạc thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu.Những giống tốt có thời gian nở hoa sớm, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, hoa nở tập trung khả năng đậu quả cao.Thời kỳ này tương đối dài nên điều kiện ngoại cảnh và canh tác có tác động rất lớn đến quá trình phân hoá mầm hoa của cây lạc.Thời gian từ khi gieo đến ra hoa của cây lạc được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.Trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng sẽ diễn ra quá trình phân hóa mầm hoa ngay từ khi cây có 2 - 3 lá thật và xuất hiện hoa đầu tiên khi cây có 7 - 8 lá thật. Giai đoạn này cây lạc diễn ra đồng thời cả 2 quá trình, quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, phát triển mạnh về thân lá, tích lũy vật chất khô cần thiết nhằm cung cấp cho quá trình ra hoa và hình thành quả. Quá trình sinh trưởng sinh thực cũng vì thế mà phát triển mạnh. 0 20 40 60 80 100 120 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4 3 – 4 lá Bắt đầu ra hoa Hình thành quả Thu hoạch
Qua theo dõi bảng 3.1 cho thấy thấy, thời gian từ khi gieo đến khi bắt đầu ra hoa ở tất cả các công thức giao động 40-41 ngày. Công thức T1P2, T1P3, T2P2, T2P3 thời gian bắt đầu ra hoa là 40 ngày sớm hơn so với các công thức khác là 1 ngày.
- Khi lạc bước vào giai đoạn hình thành quả giữa các công thức cũng có sự khác nhau, chệnh lệch nhau từ 1 - 3 ngày, dao động từ 59 - 61 ngày. Ở công thức T1P3 có thời gian ra hoa sớm nhất làm 59 ngày, tiếp đến là công thức T1P1 và T1P2 là 60 ngày. Ở các công thức còn lại là 61 ngày.Như vậy, ở liều lượng phân K, S khác nhau và phương pháp tưới khác nhau thì ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành quả của cây lạc.
- Thời gian sinh trưởng của cây lạc:
Chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc biến động lớn từ 85 - 135 ngày, sự biến động này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện môi trường (Vũ Công Hậu et al., 1995) [18]. Lạc ở vụ Đông xuân có thể thay đổi nhiều (kéo dài hoặc rút ngắn TGST 10-15 ngày) so với lý lịch giống do ảnh hưởng của nhiệt độ. Nền nhiệt độ vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Nam tương đối thấp nên cây lạc ở các mô hình thí nghiệm đều có TGST dài hơn hơn so với lý lịch.
Qua theo dõi các công thức thí nghiệm, cùng một giống lạc và ở các công thức khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau dao động từ 104 - 105 ngày. Ở công thức T1P1, T1P4 và T2P4 có tổng thời gian sinh trưởng là 104 ngày ngắn hơn 1 ngày so với các công thức khác.
Như vậy, việc sử dụng liều lượng lưu huỳnh và phương pháp tưới khác nhau đã ảnh hưởng đến thời thời gian sinh trưởng của lac, nhưng ảnh hưởng đó không đáng kể chỉ chênh lệnh 1 ngày.
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN DIỆN TÍCH LÁ VÀ CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ DIỆN TÍCH LÁ VÀ CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ
Đảm nhận vai trò là cơ quan quang hợp, sự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây sẽ được tiến hành thông qua lá lấy nguyên liệu tổng hợp từ khí trời, cacbonic, nước và năng lượng. Quá trình tổng hợp và dữ trữ chất khô trong cây lạc được tiến hành đồng thời ở hai quá trình sinh trưởng, phát triển kế tiếp nhau. Sự tích lũy chất khô của cây từ quang hợp chiếm 80 - 90% trọng lượng khô của cả cây. Thông qua chỉ tiêu diện tích lá và chỉ số diện tích lá sẽ giúp ta đánh giá được sự phát triển và động thái ra lá cũng như tích lũy chất khô của cây
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2như sau: - Diện tích lá
T2P2 có diện tích lá lớn nhất là 4,72 dm2/cây và công thức T1P3 có diện tích lá nhỏ nhất là 3,79 dm2/cây. Trên cùng 1 liều lượng kali, lưu huỳnh của công thức theo mini- panthì có diện tích lá lớn hơn công thức tưới theo nông dân. Khi không bón K và S thì diện tích lá có giảm nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
+Thời kỳ ra hoa rộ: Ở thời kỳ này diện tích lá ở các công thức thí nghiệm dao động từ 43,47 - 46,67 dm2/cây. Thấp nhất là công thức T1P4 là 43,47 dm2/cây, cao nhất ở công thức T2P2 là 46,67 dm2/cây. Các mức phân bón khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau.Công thức T1P2, T1P3, T2P2, T2P3 sai khác không có ý nghĩa thống kê.Diện tích lá ở các công thức T1P2, T1P3, T2P2, T2P3 đều cao hơn các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
+Thời kỳ hình thành quả: Thời kỳ này ở các mức phân bón khác nhau thì diện tích lá có sự khác nhau. Diện tích lá dao động từ 85,72– 94,17 dm2/cây, diện tích lá lớn nhất ở công thức T2P2là 94,17 dm2/cây và nhỏ nhất ở công thức T1P4 85,72 dm2/cây, giữa 2 phương pháp tưới với các liều lượng bón khác nhau không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Trên hai phương pháp tưới nông dân và tưới mini-pan, ở mức phân bón P2 (nền + 90 K + 30 S) thì có sự sai khác có ý nghĩa so với mức bón còn lại.
Bảng 3.2.Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới đến diện tích lá và chỉ
số lá của cây lạc TT Chỉ tiêu Công thức 3 – 4 lá thật Ra hoa rộ Hình thành quả Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) Diện tích lá (dm2 lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m đất) 1 T1P1 4,17ab 0,14ab 44,33b 1,48b 86,66de 2,89de 2 T1P2 4,45ab 0,15ab 46,50a 1,55a 91,55b 3,05b 3 T1P3 4,32ab 0,14ab 46,27a 1,54a 89,49c 2,98c 4 T1P4 3,79b 0,13b 43,47b 1,45b 85,72e 2,86e 5 T2P1 4,35ab 0,15ab 44,37b 1,48b 87,54d 2,92d 6 T2P2 4,72a 0,16a 46,67a 1,56a 94,17a 3,14a 7 T2P3 4,52ab 0,15ab 46,47a 1,55a 91,32b 3,04b 8 T2P4 4,30ab 0,14ab 43,77b 1,46b 86,75de 2,89de LSD0,05 0,75 0,02 1,53 0,05 1,63 0,05
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các
Hình 3.2.Diện tích lá qua các thời kỳ
- Chỉ số diện tích
+ Thời kỳ 3 – 4 lá thật: Thời kỳ này chỉ số diện tích lá dao động từ 0,13- 0,16 (m2 lá/m2đất). Cao nhất ở công thức T2P2 là 0,16(m2 lá/m2đất), thấp nhất ở công thứcT1P4 là 0,13 (m2 lá/m2đất).Trên cả hai phương pháp tưới và các mức phân bón khác nhau thì các công thức có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ Thời kỳ ra hoa rộ: Thời kỳ này chỉ số diện tích lá dao động lần lượt từ 1,45- 1,56 (m2lá/ m2đất). Cao nhất ở công thức T2P2 là 1,56(m2 lá/m2đất), thấp nhất ở công thức T1P4 là 1,45 (m2 lá/m2đất). Các mức phân bón khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau.Công thức T1P2, T1P3, T2P2, T2P3 sai khác không có ý nghĩa thống kê.Diện tích lá ở các công thức T1P2, T1P3, T2P2, T2P3 đều cao hơn các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ Hình thành quả: Thời kỳ này ở các mức phân bón khác nhau thì chỉ số diện tích lá có sự khác nhau dao động từ 2,86 -3,14(m2 lá/m2đất). Chỉ số diện tích lá lớn nhất ở công thức T2P2 là 3,14 (m2 lá/m2đất)và thấp nhất ở công thức T1P42,86 (m2 lá/m2đất).Giữa 2 phương pháp tưới ở các mức phân bón như nhau thì không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê. Trên hai phương pháp tưới nông dân và tưới mini-pan, ở mức phân bón P2 (nền + 90 K + 30 S) thì có sự sai khác có ý nghĩa so với mức bón còn lại. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T1P1 T1P2 T1P3 T1P4 T2P1 T2P2 T2P3 T2P4 3- 4 lá thật Ra hoa rộ Thu hoạch dm2/cây
Như vậy, mức phân bón khác nhau và phương pháp tưới khác nhau thì đã ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của cây lạc qua các giai đoạn phát triển.
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN SỐLƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG NỐT SẦN CỦA CÂY LẠC