ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Đất

Thí nghiệm tiến hành trên đất cát biển thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Một số tính chất đất trước thí nghiệm như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm

TT pHKCl OC (%) K2O (%) K+ (lđl/100g) S (%)

TTN 4,73 0,87 0,13 0,02 0,020

2.1.1.2. Cây trồng

Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc Lỳ Tây Nguyên, đang được sử dụng phổ biến tại địa phương.

2.1.1.3. Hệ thống tưới

- Hệ thống tưới phun mưa béc cố định, minipan (chảo bốc hơi thoát nước - dùng để xác định thời điểm và lượng nước tưới thông qua lượng nước bốc hơi).

- Hệ thống tưới dây theo nông dân.

2.1.1.4. Phân bón

Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm bao gồm: - Đạm urê (46% N)

-Lân Văn Điển (16% P2O5) - KCl (60% K2O)

-(NH4)2SO4 (20% N; 24% S) -Phân chuồng địa phương -Vôi bột

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Tiến hành thí nghiệm trên vùng đất cát biển tại xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến hiệu quả kinh tế và tính chất đất trong sản xuất lạc.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

* Công thức thí nghiệm

Bảng 2.2. Kết hợp các công thức thí nghiệm

TT Ký hiệu Phương pháp

tưới nước Tổ hợp phân bón (kg/ha)

1 T1P1

Phương pháp tưới nước theo nông dân (ĐC) 4 tấn phân chuồng + 30 N + 60 P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi (ĐC1) 2 T1P2 Nền + 90 K2O + 30 S (ĐC 2) 3 T1P3 Nền + 90 K2O 4 T1P4 Nền + 30 S 5 T2P1 Phương pháp tưới nước theo

minipan 4 tấn phân chuồng + 30 N + 60 P2O5 + 40 kg K2O + 300 kg vôi 6 T2P2 Nền + 90 K2O + 30 S (ĐC 2) 7 T2P3 Nền + 90 K2O 8 T2P4 Nền + 30 S

Nền: 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi/ha

Tưới phun mưa kết hợp theo dõi minipan: Đây là phương pháp áp dụng tưới phun mưa bằng béc cố định ứng dụng lịch trình tưới nước theo mini-pan. Tiến hành theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo cho mỗi lần tưới. Nếu mực nước trong mini-pan tụt xuống đến ngưỡng giới hạn thì tiến hành tưới.

Bảng 2.3. Thời điểm tưới và lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát

Lượng nước tưới (lít/m2)

Mực nước bốc hơi trên các vạch của thước (mm) Mọc - Phân

cành

Phân cành - Ra hoa

Ra hoa -Hình

thành quả Giai đoạn Chín

10 32 24 14 24

Tưới theo nông dân: Tưới nước từ giếng khoang bằng các ống dây được rãi theo các hàng ngang hoặc hàng dọc trên ruộng. Khi thấy đất khô, cây có biểu hiện hơi héo và không mưa là tưới với số lần tưới là 1-2 ngày/lần.

*Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split plot) trong đó biện pháp tưới được bố trí thí nghiệm trong ô lớn và ô nhỏ là phân bón K và S, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm nhỏ là 10 m2, ô thí nghiệm lớn là 40 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.3.2. Chỉtiêu và phương pháp theo dõi

2.3.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về cây: Thời gian sinh trưởng, số lượng nốt sần, hợp chất khô và tươi tại các thời kỳ 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, đâm tia và thu hoạch, diện tích lá tại thời kỳ 3 – 4 lá, ra hoa rộ, đâm tia, đặc điểm ra hoa, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hàm lượng K và S trong cây tại thời kỳ thu hoạch.

T1P4 T2P1 T1P2 T2P3 T1P3 T2P2 T1P1 T2P4 T1P1 T2P4 T1P4 T2P2 T1P2 T2P3 T1P3 T2P1 T2P2 T1P3 T2P3 T1P4 T2P1 T1P1 T2P4 T1P2 Lần nhắc 1 Lần nhắc 2 Lần nhắc 3 BẢO VỆ BẢO VỆ B O V B O V

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: lãi ròng, VCR

- Chỉ tiêu về tính chất hóa học đất: Phân tích đất qua 2 giai đoạn: Trước thí nghiệm (pHKCl, OC, K, S tổng số, K trao đổi) và khi thu hoạch gồm có các chỉ tiêu sau: K, S tổng số và kali trao đổi.

2.3.2.2. Phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc được tiến hành theo QCVN 01 - 57 : 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.

- Thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ (ngày): Số ngày từ gieo đến chín (Khoảng 80-85% số quả có gân điển hình, mặt trong vỏ quả có màu đen, vỏ lụa hạt có màu đặc trưng của giống; tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng);

- Diện tích lá: Diện tích lá trên cây S (dm2 lá/cây), chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2 đất) qua các thời kỳ: 3 - 4 lá thật, ra hoa rộ, đâm tia.

+ Diện tích lá được xác định theo phương pháp dùng máy đo diện tích lá. Lấy 5 cây trên một ô thí nghiệm, ngắt toàn bộ lá trộn đều, cân được khối lượng M (g), lấy ngẫu nhiên 10 lá đưa vào máy đo diện tích lá d (dm2) và đồng thời cân khối lượng 10 lá m (gam):

Công thức tính diện tích lá S = d xM m x 5 Trong đó: S: diện tích lá (dm2 lá /cây);

m: Khối lượng lá của 10 lá (gam); d: diện tích lá của 10 lá (dm2); M: Khối lượng lá của 5 cây (gam); + Chỉ số diện tích lá (LAI) (số m2 lá/m2 đất):

LAI = Diện tích lá của 5 cây (m

2

) 0,15 m2

Trong đó: Hệ số: 0,15 là diện tích đất của 5 cây lấy mẫu;

- Khối lượng chất khô của cây lạc ở các giai đoạn (phân cành, ra hoa rộ và thu hoạch): Nhổ 10 cây mẫu/ô (0,3 m2/ô/lần) rửa sạch và sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi và cân khối lượng.

- Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ: Lấy 5 cây/ô thí nghiệm vào các thời kỳ ra hoa rộ, đâm tia, thu hoạch để xác định số lượng và khối lượng nốt sần và số lượng nốt sần.

- Năng suất các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số cây thực thu (cây): Đếm số cây thu hoạch thực tế trên mỗi ô;

+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây; + Số quả chắc/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây;

+ Khối lượng 100 quả (gam): Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt khoảng 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy;

+ Khối lượng 100 hạt (gam): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ 3 mẫu quả (chỉ tiêu 14), mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm khoảng 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy;

- Tỷ lệ hạt/quả (%): Tỷ lệ hạt/quả (%) = khối lượng hạt khô/Khối lượng quả khô của 100 quả mẫu ở độ ẩm khoảng 12%;

+ Năng suất quả khô (tạ/ha): Thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non chỉ lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm hạt khoảng 12%), cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu) để tính năng suất trên ô, sau đó quy ra năng suất tạ/ha;

+ Năng suất lý thuyết:

NSLT (tạ/ha) = Số quả chắc/cây x số cây/m

2

x P100 quả x 7.500 m2

x 100 107

-Một số tính chất hóa học đất bao gồm pHKCl (pH met), OC (Wakley - Black), K tổng số (Phương pháp Quang kế ngọn lửa), K trao đổi (Phương pháp NH4OAc, pH = 7, Quang kế ngọn lửa), S tổng số (phương pháp so màu).

Tất cả các chỉ tiêu phân tích được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng, Trường Đại học Nông Lâm Huế và Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: + Lợi nhuận = Tổng thu - tổng chi

+ Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)

+ Tổng chi = Giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động + VCR (Value cost ratio): là lãi suất thu được khi đầu tư một đồng vốn vào phân bón, tính theo công thức:

VCR = Tổng thu Tổng chi

2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

a. Chuẩn bị hạt giống

- Phơi hạt giống: Trong quá trình bảo quản, hạt giống đã hút ẩm vì thế trước khi gieo cần phải phơi lại trong nắng nhẹ nhằm làm giảm độ ẩm trong hạt để tăng sức hút nước của hạt, đồng thời kích thích sự hoạt động của các enzim chuyển hóa trong quá trình nảy mầm. Phơi quả trong nắng nhẹ trên các nong, nia tre.

- Chọn hạt giống để gieo: Chọn những hạt to, mẩy, vỏ lụa sáng, loại bỏ những hạt lép nhăn nheo, tróc vỏ hay bị trầy xước cơ giới.

b. Làm đất

- Cày bừa 2 lần để đất tơi xốp, nhỏ và đủ ẩm. Đất được làm sạch cỏ dại và các tàn dư cây trồng ở vụ trước, được phơi ải kỹ. Đất sau khi xử lý phải bằng phẳng, có khả năng giữ nước và thoát nước nhanh, thoáng khí để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Lên luống: Luống cao 20 - 25cm, rộng 2m, luống cách nhau 25cm, rạch hàng sâu 15cm và gieo hạt.

c. Bón phân

- Bón lót: 100% phân chuồng, 100% phân lân, 1/2 lượng vôi (bón trước khi gieo 1 tuần), 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali, 100% phân (NH4)2SO4 (20% N; 24% S). Toàn bộ phân hoá học (ngoại trừ vôi) được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.

- Bón thúc lần 1 (khi cây có từ 2 đến 3 lá thật): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. - Bón thúc lần 2 (khi ra hoa rộ): 1/2 lượng vôi.

d. Mật độ và khoảng cách gieo

- Mật độ gieo: 33 cây/m2;

- Khoảng cách gieo: 30cm x 10cm x 1 hạt.

e. Chăm sóc

- Dặm cây:Do trong quá trình tiến hành thí nghiệm, hạt giống có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi hoặc chất lượng hạt giống không tốt nên cây mọc không đều, do đó phải dặm lại cây để đảm bảo mật độ.

- Khi cây có 2 - 3 lá thật tiến hành bón thúc đợt 1 kết hợp làm cỏ, xới xáo. Kỹ thuật đảm bảo là xới xáo toàn bộ mặt luống nhẹ tay, xới nông 2 - 3 cm, xới xa gốc. Đây là lúc cây con thiếu dinh dưỡng trong 2 lá tử diệp đã cạn kiệt mà nốt sần chưa hình thành nên chưa có khả năng cung cấp đạm cho cây, do đó trong thời kỳ này cần bón đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

- Lúc lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp làm cỏ xới xáo trên toàn bộ mặt luống và bón thúc lần 2, vun gốc cao 3 - 5cm.

- Tiến hành theo dõi đồng ruộng để dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại, khi sâu bệnh hại đến ngưỡng kinh tế thì tiến hành phun thuốc.

2.3.4.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý và tính toán bao gồm: trung bình, phân tích ANOVA hai nhân tố và LSD0.05bằng phần mềm Statistix 10.0. Vẽ đồ thị và biểu đồ bằng phần mềm Excel.

2.4. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM

Khí hậu là một trong những yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ gieo trồng, đến quá trình sinh trưởng và phát triển, đến khả năng chống chịu sâu bệnh…Trong đó, các yếu tố tự nhiên như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, số giờ nắng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của cây lạc. Để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây lạc, chúng tôi đã thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân năm 2017-2018 của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh qua bảng 2.3.

Do thí nghiệm đồng ruộng nên các công thức thí nghiệm không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết. Các yếu tố thời tiết nhìn chung tác động đến tất cả các công thức thí nghiệm. Tuy nhiên ở các công thức thí nghiệm khác nhau thì mức độ tác động có thể khác nhau. Nắm bắt được các yếu tố thời tiết sẽ giúp chúng ta có thể lý giải một số khác biệt trong thí nghiệm mà sự khác biệt về yếu tố thí nghiệm không thể giải thích được.

Kết quả bảng 2.4 cho thấy:

Trong tháng 1/2018: Nhiệt độ dao động từ 19,7 - 24,3oC, ẩm độ trung bình cao (88%), tổng số giờ nắng 83 (giờ), thuận lợi cho việc mọc mầm của lạc nên chúng tôi tiến hành gieo lạc.

Trong tháng 2/2018: Đây là giai đoạn cây lạc hoạt động sinh dưỡng và sinh thực mạnh. Nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển cây lạc. Nhưng vào những ngày lạc mới bắt đầu ra hoa lại chịu ảnh hưởng của 1 - 2 đợt không khí lạnh tăng cường do vậy ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của lạc.

Trong tháng 3/2018: Nhiệt độ trung bình 24oC, lượng mưa thấp (40,6 mm), số giờ nắng cao, thuận lợi cho lạc ra hoa rộ và kết thúc ra hoa. Đây là thời kỳ lạc bắt đầu đâm tia và tạo quả.

Trong tháng 4/2018: Nhiệt độ trung bình tăng lên 27oC, trời nắng đẹp, không có mưa thuận lợi cho công tác theo dõi số liệu và thu hoạch và phơi sấy được thuận lợi

Bảng 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông xuân 2017-2018

Tháng Nhiệt độ (oC) Độ ẩm trung bình (%) Tổng giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 12-2018 21,6 24,3 19,7 84,0 83,0 386,0 1-2018 19,0 25,0 21,0 88,0 133,0 108,0 2-2018 20,0 26,0 22,0 88,0 148,0 46,0 3-2018 24,0 29,0 22,0 85,0 208,0 40,6 4-2018 27,0 32,0 24,0 83,0 222,0 58,1

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG K, S VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC QUA CÁC GIAI ĐOẠN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LẠC QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, tuy nhiên các giai đoạn này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là điều kiện khí hậu của từng vùng, từng mùa vụ cụ thể. Việc xác định được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây có ý nghĩa quan trọng giúp người sản xuất có thể chủ động bố trí thời vụ hợp lý, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Đồng thời có cơ sở để tác động các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với địa phương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Qua theo dõi và đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1.Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ

(Đơn vị tính: ngày)

TT

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian từgieo đến... (ngày)

3 – 4 lá Bắt đầu ra hoa Hình thành quả Thu hoạch 1 T1P1 18 41 60 104 2 T1P2 18 40 60 105 3 T1P3 18 40 59 105 4 T1P4 18 41 61 104 5 T2P1 18 41 61 105 6 T2P2 18 40 61 105 7 T2P3 18 40 61 105 8 T2P4 18 41 61 104

- Thời gian từ gieo đến 3 - 4 lá thật ở các công thức là như nhau là 18 ngày. Vì giai đoạn này cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng trong hạt và hai lá tử diệp, bộ rễ còn yếu nên ảnh hưởng của phân bón và nước tưới chưa được thể hiện. Như vậy, thời gian sinh trưởng của cây lạc ở giai đoạn này không bị ảnh hưởng bởi các mức bón kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới khác nhau.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng K, S và phương pháp tưới nước đến thời gian sinh trưởng của cây lạc qua các thời kỳ

- Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa:

Lạc là cây phân hóa mầm hoa sớm, khi có 2-4 lá thật xòe ra là cây bắt đầu phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali, lưu huỳnh và phương pháp tưới nước đến cây lạc trên đất cát biển tỉnh quảng nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)