3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc-Chi đến hàm lượng vitaminC của quýt trong
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc-Chi đến hàm lượng vitamin C của quýt trong quá trình bảo quản trong quá trình bảo quản
Vitamin C có vai trò hết sức quan trọng đối với con người và là một trong những
thành phần quan trọng trong nhiều loại rau quả, chất chống oxy hóa ở tế bào thực vật. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C sẽ giảm mạnh theo thời gian bảo quản.
Sự biến đổi hàm lượng vitamin C quả quýt theo thời gian bảo quản được thể hiện qua đồ thị Hình 3.7.
Hình 3.7. Đồ thị biến đổi hàm lượng vitamin C của quýt trong thời gian bảo quản với các công thức khác nhau
Số liệu thể hiện trên Hình 3.7 cho thấy hàm lượng vitamin C tăng lên trong 10 và
15 ngày đầu, tương ứng nhóm mẫu ĐC, CT1 và nhóm mẫuCT2, CT3, CT4 nhưng sau đó giảm dần theo thời gian. Điều này có thể giải thích là do trong quá trình chín tới, hàm
lượng đường trong quả được tổng hợp và chuyển hóa một phần thành vitamin C và sau
đó các thành phần này chuyển hóa, thủy phân và phân hủy để chuyển thành các hợp chất khác như acid hữu cơ, các thành phần gây hư hỏng. Ngoài ra vitamin C lại dễ bị oxy hóa
do không khí xâm nhập và quá trình khử các mô đã phá hủy vitamin C trong quá trình bảo quản.
Mẫu ĐC có tốc độ giảm mạnh nhất, tại ngày bảo quản thứ 30, hàm lượng vitamin
C còn 14,17 mg%, giảm 58,2% so với ban đầu. Tại thời điểm này, lô quýt ở mẫu ĐC có
màu vàng héo, da quả nhăn không đảm bảo tiêu chuẩn để sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN
1873:2014 [14]. Đối với các mẫu được xử lý chế phẩm nano bạc-Chi có thể kéo dài thời
gian bảo quản đến 60 ngày (CT1) và 65 ngày ( CT2, CT3, CT4) tương ứng với tỷ lệ phần trăm khối lượng vitamin C giảm so với ban đầu là 56,8% và 53,2%, 37,5%, 35,3%.
Theo kết quả đã công bố về bảo quản quýt bằng chế phẩm nano bạc có bổ sung tinh
bột sắn của nhóm tác giả Võ Văn Quốc Bảo và cs. (2018) và nghiên cứu bảo quản cam
bằng màng chitosan của Nguyễn Thị Hạnh (2009); kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt