Định danh nấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 52 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Định danh nấm

Các mẫu nấm sau khi được phân lập và định danh tại công ty TNHH Dịch vụ và

Thương mại Nam Khoa 793/58 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố

Hồ Chí Minh, Việt Nam bằng phương pháp giải trình tựITS, trình tự nucleotide của 6

mẫu nấm giống nhau và được trình bày ở Hình 3.3

Hình 3.3. Kết quả giải trình tự gene của chủng nấm được phân lập từ quả quýt Hương Cần

Tra cứu trên BLAST search (NCBI)

Hình 3.4. Kết quả tra cứu bằng công cụ BLAST search (NCBI)

Việc so sánh trình tự gene rRNA 28S của 6 mẫu nấm bằng công cụ BLAST trên NCBI cho thấy, trình tự gene tương đồng đến 100% với chủng Macrophoma theicola.

Kết quảnày đã cho phép kết luận rằng 6 mẫu nấm là loài Macrophoma theicola. Để

phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi chọn một mẫu nấm và ký hiệu

Macrophoma theicola: nấm được phát hiện đầu tiên trên cây chè, có khả năng

làm giảm sản lượng và làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế sản xuất ngành chè [25].

- Phân loại khoa học [44]: + Ngành : Ascomycota. + Lớp : Dothideomycetes.

+ Phân lớp: Incertae sedis.

+ Bộ: Botryosphaeriales.

+ Họ: Botryosphaeriaceae.

+ Giống: Macrophoma.

+ Loài: Macrophoma theicola.

- Đặc điểm sinh học của Macrophoma theicola

Macrophoma theicola lây lan dễ dàng trong điều kiện mưa, ẩm ướt. Nhiệt độ tăng trưởng là 28 – 340C, phát triển tối ưu ở nhiệt độ 320C. Macrophoma theicola phát triển ở

trên nhánh, lá và quả. Trên lá làm héo nhanh chóng, cuối cùng lá khô, rụng lá. Trên nhánh hình thành các vết loét, vết bệnh lõm (nhiều nơi gọi là loét cành). Nếu bệnh trên quả làm cho quả bị mốc trắng và mất nước cho đến quả khô [25]. Tại các nhà vườn ở xã

Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, các hộ trồng quýt cũng mô tả

những hiện tượng của nấm bệnh như trên.

Qua quá trình tham khảo, chưa có đề tài nào công bố liên quan đến nấm này trên

đối tượng quả có múi nói chung và đối tượng quả quýt nói riêng mà chỉ ghi nhận xuất

hiện và gây bệnh trên đối tượng chè. Với kết quả từ việc phân lập, định danh cho thấy có

thể xảy ra sự biến thể và thích nghi với môi trường khác đối với loại nấm này, và cũng từ

kết quả này có thể làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo đối với loại nấm

Macrophoma theicola trên đối tượng cây có múi để đề ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)