Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 29 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Đặc điểm hình thái

Quýt là loại cây ăn trái lâu năm, được trồng chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới

và cận nhiệt đới. Quả có hình cầu, vỏ nhẵn bóng. Khi chín thường có màu vàng xanh hoặc vàng da cam, có mùi thơm đặc trưng, vị biến đổi từ chua đến ngọt, tùy giống quýt.

- Vỏ ngoài

Gồm lớp biểu bì với lớp cutin dày và các lỗ khí. Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh. Trong giai

đoạn chín, diệp lục tố sẽ bị phân hủy, nhóm sắc tố màu xanthophyl và carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng hoặc da cam. Các túi tinh dầu nằm trong các mô, được giữ lại dưới sức trương của các tế bào xung quanh.

- Vỏ giữa

Là phần phía trong kế với vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều tầng tế bào hợp

thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt. Các tế bào cấu tạo với những khoang

gian bào rộng, chứa nhiều đường, tinh bột, vitamin C và pectin. Khi trái còn non, lượng

pectin cao giữ vai trò quan trọng trong việc hút nước cung cấp cho quả.

Chiều dày của phần vỏ giữa thay đổi theo loài trồng. Phần mô này cũng còn tồn

tại ở giữa các màng múi nối liền vào vỏ quả, khi quả càng lớn thì trở nên xốp.

- Vỏ trong

Gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt. Bên trong vách múi có các sợi đa bào, phát triển và đầy dần dịch nước chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số

khoảng trống để phát triển. Như vậy vỏ trong cung cấp phần ăn được của trái với dịch nước chứa đường, acid và khoáng chất với tỷ lệ tùy vào điều kiện canh tác và loài trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)