Bệnh nhiễm trên quýt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.4. Bệnh nhiễm trên quýt

- Bệnh thán thư: trên trái bệnh là những đóm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dẫn có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum acutatum

hay Colletotrichum gloeosprioides hoặc cả hai gây ra [36].

- Bệnh đốm đen: trái có những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện

trên vỏ của trái còn non, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng vết hòa lẫn nhau tạo thành mảng lớn. Bệnh đốm đen do nấm Diaporthe citri gây ra [36].

- Bệnh tàn lụi: trái đạt kích thước bằng trái bàn thì trái bị vàng từ đít trái vàng lên cuống trái làm trái rụng hàng loạt làm thất thu nặng cho nhà vườn. bệnh do loài vi rút thuộc nhóm Closterovirus. Trung gian truyền bệnh là các loại rầy mềm như rầy mềm

xanh, rầy mềm nâu Toxoptera aurantii boyer, rầy mềm Mzus persicae [36]…

- Bệnh thối quả màu xanh: trái có những vết đốm nhỏ nhìn như úng nước, bệnh do

nấm phytophthora sp. gây ra [36].

- Bệnh sẹo: vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn, bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra [36].

Hiện nay, tạiHương Cần, xã Hương Toàn, Thị xã Hương Trà có xuất hiện loại

nấm bệnh gây hại làm cho quả quýt bị mốc có sợi màu trắng, chảy nước, khô cuống và rụng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lậpvà định danh để tìm ra loại

nấm bệnh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nano bạc bổ sung chitosan đến khả năng kháng nấm và ứng dụng trong bảo quản quýt hương cần (Trang 33)