3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm nano bạc-Chi đến sự hao hụt khối lượng trong
trong quá trình bảo quản
Hao hụt khối lượng tự nhiên là một hiện tượng vật lý không thể tránh khỏi trong
suốt quá trình bảo quản rau quả, nông sản nói chung cũng như quýt nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt này là do quá trình thoát hơi nước từ quả ra môi trường xung
quanh, gọi là sự hao hụt lý học và quá trình hao hụt do giảm chất khô dự trữ trong quả
gọi là sự hao hụt sinh học.
Hàm lượng nước trong quả quýt lớn 83,2±1,5 % [31]. Nước làm cho quả căng
mọng và hòa tan các chất dinh dưỡng chủ yếu của quýt. Nhưng trong quá trình bảo quản,
quả chín có xảy ra quá trình hô hấp, là quá trình oxy hóa phân giải các vật chất trong tế
bào (tinh bột, đường,acid hữu cơ) thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng. Bên cạnh đó, quá trình bay hơi nước của quả quýt cũng làm cho quả hao hụt
khối lương. Hơn nữa, do đặc điểm cấu tạo của quả quýt Hương Cần vỏ mỏng nên việc
tiến hành khảo sát hao hụt khối lượng tự nhiên của quýt ở các nồng độ chế phẩm nano
bạc-Chi bảo quản khác nhau là rất cần thiết. Kết quả mức độ hao hụt khối lượng của quả
quýt khi xử lý chế phẩm ở các nồng độ nano bạc-Chi khác nhau được thể hiện ở đồ thị
Hình 3.10.
Hình 3.10. Đồ thị biến đổi sự hao hụt khối lượng tự nhiên của quýt trong quá trình bảo quản với các công thức khác nhau
Qua đồ thị ở Hình 3.10 chúng tôi nhận thấy rằng hao hụt khối lượng tự nhiên của quýt tăng dần theo thời gian bảo quản ở tất cả 5 mẫu tuy nhiên ở các mẫu có xử lý nano
bạc-Chi với nồng độ tăng dần thì tỷ lệ hao hụt khối lượng thấp hơn. Mẫu ĐC hao hụt
khối lượng tự nhiên là 13,34% (sau 30 ngày), phần trăm hao hụt khối lượng của quýt ở
CT1, CT2, CT3 và CT4 cũng lần lượt tăng nhưng thấp hơn so với phần trăm hao hụt
khối lượng ở mẫu ĐC cùng khoảng thời gian theo dõi trong cùng một điều kiện bảo quản
lạnh. Cụ thể, ở ngày thứ 30 mẫu CT1, CT2, CT3 và CT4 tổn thất lần lượt là 7,88%; 5,32%; 3,61% và 2,65%. Ngày bảo quản thứ 60, CT1 tổn thất 12,08 % khối lượng, trong
khi đó CT2, CT3 và CT4 lần lượt là 9,52%; 9,22% và 6,60% ở ngày thứ 65. Tỷ lệ hao
hụt khối lượng thấp nhất khi xử lý chế phẩm nano bạc-Chi có nồng độ chitosan là 0,8%
ứng với mẫu CT4.
Như vậy, khi xử lý quýt ở các nồng độ nano bạc-Chi khác nhau, việc tạo các
màng bao xung quanh quả với các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước và hô hấp của quả dẫn đến các kết quả đạt được có sự sai khác ý nghĩa về sự hao
hụt khối lượng tự nhiên của quýt trong cùng thời kỳ của quá trình bảo quản.