Bệnh về tim mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết lập quy trình chế biến sản phẩm viên quế mật ong (Trang 26 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.1. Bệnh về tim mạch

Hỗn hợp bột quế và mật ong giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, tác động trực tiếp đến các yếu tố như huyết áp, LDL cholesterol, HDL cholesterol, triglyceride…[44]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ mật ong làm giảm 6-11% LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giảm 11% nồng độ triglycerid (triglyceride cao là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như, đột quỵ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim…). Mật ong cũng có thể làm tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt) để bảo vệ sức khỏe tim mạch [44].

Một phân tích tổng hợp (Meta Analysis) cho thấy, liều hàng ngày của quế làm giảm 16 mg/dl cholesterol toàn phần, giảm 9 mg/dl cholesterol xấu và giảm 30 mg/dl triglyceride. Bột quế cũng có thể tác động để làm gia tăng một lượng nhỏ cholesterol tốt cho cơ thể [44].

Theo nghiên cứu được công bố trong "Diabetes Care" vào tháng 12 năm 2003, một ấn phẩm của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, phát hiện ra rằng 1-6 gam quế hàng ngày, giúp người bị bệnh tiểu đường loại 2 giảm triglycerid – chất béo làm tắc nghẽn động mạch gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để bảo vệ tim, chỉ số triglycerid nên giữ thấp hơn 150 miligam mỗi decilít. Alam Khan và các nhà nghiên cứu khác tại Đại học NWFP ở Pakistan thêm quế vào chế độ ăn của 15 người đàn ông và phụ nữ có bệnh tiểu đường loại 2. Một nhóm 15 người khác sử dụng giả dược. Sau 40 ngày, số người tham gia có chế độ ăn sử dụng quế đã giảm triglycerid 23-30%, quế cũng giúp giảm lipoprotein mật độ thấp - cholesterol LDL 7-27% và nồng độ glucose trong máu giảm 18-29%, số nhóm dùng giả dược không thay đổi đáng kể [38].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết lập quy trình chế biến sản phẩm viên quế mật ong (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)