3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.2. Phân loại các kiểu sấy
1.4.2.1. Sấy tự nhiên (phơi)
Là phương pháp mà vật liệu sấy được làm khô bằng năng lượng mặt trời. Các vật sấy được trải đều trên các khay và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Các khay có thể được làm từ nhựa, gỗ… đặt trên đất hoặc một bề mặt phẳng. Nếu cần thiết có thể bảo vệ khay phơi bằng một lớp màng phủ trên bề mặt khay [10], [12].
1.4.2.2. Sấy nhân tạo
Là quá trình sấy có sử dụng thiết bị để tiến hành tách ẩm từ vật liệu sấy ra ngoài. Bản chất của sấy nhân tạo là do sự chênh lệch độ ẩm giữa vật liệu sấy và môi trường xung quanh [6]
* Một số phương pháp sấy nhân tạo:
- Sấy đối lưu: sấy đối lưu hoạt động theo nguyên tắc không khí nóng hoặc khói
lò được dùng để làm tác nhân sấy, có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc cắt ngang dòng chuyển động của sản phẩm. Nguyên liệu sẽ được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân sấy, một phần ẩm trong nguyên liệu sẽ được bốc hơi.
Thiết bị sử dụng phương pháp sấy đối lưu: thùng sấy, buồng sấy, lò sấy, hầm sấy, sấy tầng sôi, sấy thùng quay …[15].
- Sấy thăng hoa: là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy trực tiếp từ thể rắn
sang thể hơi nhờ quá trình thăng hoa. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý điểm 3 thể của nước. Điểm 3 thể của một chất là nhiệt độ và áp suất mà chất đó có thể tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng và khí. Điểm 3 thể của nước là điểm có nhiệt độ t = 0,00980C ở áp suất p = 4,6 mmHg. Để tạo điều kiện sấy thăng hoa, vật liệu sấy phải được làm lạnh ở dưới điểm 3 thể, khi tăng nhiệt độ ở cùng áp suất thì ẩm trong vật liệu sấy sẽ chuyển từ thể rắn sang thể khí [2].
Hình 1.11. Đồ thị nhiệt độ, áp suất của nước
Phương pháp này có thể bảo toàn được các đặc tính cảm quan của sản phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng, kết cấu và các đặc tính của sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này chi phí đầu tư cao, hệ thống cồng kềnh, vận hành phức tạp, chi phí vận hành bảo dưỡng lớn.
- Sấy chân không: là phương pháp tạo ra môi trường chân không trong buồng
sấy, nghĩa là nhiệt độ vật liệu t< 00C và áp suất tác nhân sấy bao quanh vật p>610 Pa. Khi nhận được nhiệt lượng, các phân tử nước trong vật liệu sấy ở thể rắn sẽ chuyển sang thể lỏng, sau đó mới chuyển sang thể hơi và đi vào môi trường. Phương pháp này giữ được chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh. Nhưng hệ thống có chi phí đầu tư lớn, vận hành phức tạp [2].
- Sấy bơm nhiệt: là phương pháp sấy với tác nhân sấy có độ ẩm thấp. Tác nhân
sấy được quạt đưa vào dàn lạnh và được làm lạnh dưới nhiệt độ đọng sương nên ẩm sẽ ngưng tụ và tách ra khỏi tác nhân sấy. Không khí lúc nay trở thành không khí khô, không khí khô được thực hiện một trong hai quy trình sau:
+ Không khí khô (tác nhân sấy) tiếp tục được quạt đưa vào dàn nóng và được gia nhiệt đến nhiệt độ sấy sau đó không khí khô sẽ được đưa vào buồng sấy, hấp thụ ẩm của vật liệu sấy, độ ẩm của tác nhân sấy tăng lên và được quạt hút về dàn lạnh tiếp tục chu trình [5].
+ Tác nhân sấy đi thẳng vào buồng sấy, do độ chênh áp của ẩm độ trong vật sấy và tác nhân sấy cao, ẩm sẽ chuyển dịch tư trong vật ra bề mặt và hóa hơi vào tác nhân sấy, độ ẩm tác nhân sấy tăng lên và được hút về dàn lạnh, tiếp tục chu trình [5].