Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết lập quy trình chế biến sản phẩm viên quế mật ong (Trang 33 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu khoa học về quế ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về tính chất, tác dụng dược lý, công dụng của các thành phần dược liệu quý ở trong tinh dầu quế. Chủ yếu tập trung nghiên cứu về chiết xuất tinh dầu, khai thác, trồng và nhân giống các loại quế, đẩy mạnh về xuất khẩu quế. Cụ thể:

Nghiên cứu của Vũ Hoàng Ý (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm trong chiết tách tinh dầu quế Trà My – Quảng Nam, cấu tử chính trong tinh dầu chiết tách từ cành và vỏ lấy từ cây quế Trà My- Quảng Nam là aldehyde cinamic, hàm lượng của cấu tử này trong tinh dầu chiết tách từ cành quế (89,24%), thấp hơn so với vỏ quế (93,36%). Kết hợp phương pháp chưng cất lôi cuốn với hơi nước và sóng siêu âm, xác định trong tinh dầu chiết từ vỏ khi không có siêu âm đạt 93,36% và khi có siêu âm đạt 92,95%; từ cành khi không có siêu âm đạt 89,24% và khi có siêu âm đạt 92,88% [17].

Nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (2009), nghiên cứu chọn và nhân giống quế có năng suất tinh dầu cao đã chọn được 79 cây trội trong đó Văn Yên – Yên Bái 23 cây, Trà Mi – Quảng Nam 31 cây, Trà Bồng – Quảng Ngãi có 25 cây. Hàm lượng tinh dầu trong vỏ của các cây trội đều cao hơn và đạt từ 2,5-5,15%, hàm lượng aldehyde cinamic đạt từ 89,90-98,10% [16].

Nghiên cứu của Lương Thế Dự (2011), nghiên cứu hiện trạng và khả năng phát triển một số giống quế trồng được trong điều kiện sinh thái tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã xác định diện tích trồng quế tại huyện Trà Bồng 1060 ha, giống quế di thực có năng suất cao giống quế bản địa, nhưng phẩm chất (độ dày vỏ và hàm lượng tinh dầu trong vỏ) thấp hơn so với giống bản địa [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết lập quy trình chế biến sản phẩm viên quế mật ong (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)