Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 29 - 30)

2) Ý nghĩa thực tiễn

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu nhiều về vi khuẩn E. coli từ rất lâu. Năm 1971 theo Niconxki thì khoảng 20 - 50% lợn con bị chết trong những ngày sơ sinh, đôi khi tỷ lệ chết lên tới 100%. Thiệt hại do nhiễm khuẩn E. coli còn tăng cao do con non quá ốm hoặc sử dụng thức ăn không hợp lý.

Nghiên cứu của Evans và cs (1973) cho thấy 42% số chủng E. coli phân lâp được từ đường tiết niệu và 29% số chủng E. coli phân lâp từ máu có khả năng gây dung huyết.

Đến năm 1978 Minshew và cộng sự đã phát hiện có 48% số chủng E. coli

phân lập được ở đường ruột có khả năng dung huyết, trong khi đó vi khuẩn E. coli

phân lập từ phân chỉ co 8 - 18% các chủng gây dung huyết.

Sokol và cs (1981) cũng cho biết sở dĩ vi khuẩn E. coli từ vai trò cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì trong quá trình sống

cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà theo ông đó là yếu tố gây dung huyết, yếu tố độc tố đường ruột, yếu tố cạnh tranh, yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố kháng sinh. Các yếu tố gây bệnh không được di truyền qua AND của chromosome (nhiễm sắc thể), mà di truyền bằng AND nằm ngoài chromosome được gọi là plasmid. Qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp, chính những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào được tế bào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột. Từ đây vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh là sản sinh độc tố gây phá hủy tế bào niêm mạc ruột, tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết.

Fairbrother (1992) khi nghiên cứu về các yếu gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ các thể bệnh khác nhau, tác giả đã đặt tên các chủng vi khuẩn E. coli theo những yếu tố gây bệnh mà chúng có khả năng sinh ra như: Enterotoxngenic E. coli (ETEC); Enteropathogenic E. coli (EPEC); Verotoxigenic

E. coli (VTEC); Adhesive Enteropathogenic E. coli (AEEC). Từ đó sắp xếp các serotype cùng mang các yếu tố gây bệnh vào các nhóm gây nên những thể bệnh đặc trưng cho từng lứa tuổi khác nhau ở lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)