KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 55)

2) Ý nghĩa thực tiễn

3.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỰC NGHIỆM

Trên cơ sở nghiên cứu, xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn và kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của chủng E. coli phân lập được. Chúng tôi tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy nuôi tại Trại lợn Phương Hạ, thuộc Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ tìm ra một loại kháng sinh có độ mẫn cảm khá cao với vi khuẩn và tuân thủ quy định của Trại lợn Phương Hạ. Vì vậy, chúng tôi chỉ sử dụng phác đồ điều trị là Colistin để đánh giá hiệu quả, đồng

thời so sánh với phác đồ mà hiện tại ở Trại lợn Phương Hạ đang sử dụng. Các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải đều dùng giống nhau:

- Phác đồ 1: Phác đồ điều trị nghiên cứu

+ Bio – Colistin INJ: 1ml/4-6kg thể trọng, tiêm bắp thịt, 2 lần/ngày. + Điện giải: Pha nước uống 10g/con/ngày.

+ ADE B-complex: 1-2ml/con, tiêm bắp, 2 ngày/lần. + Glucose 30%: uống 2 lần/ngày.

- Phác đồ 2: Phác đồ điều trị ở Trại Phương Hạ

+ Ceftiofur 50mg: 1ml/10-15kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dưới da. + Điện giải: Pha nước uống 10g/con/ngày.

+ ADE B-complex: 1-2ml/con, tiêm bắp, 2 ngày/lần. + Glucose 30%: uống 2 lần/ngày.

Chúng tôi sử dụng phác đồ 1 tiến hành điều trị cho 82 lợn bị tiêu chảy của 14 ổ lợn và sử dụng phác đồ 2 điều trị cho 85 lợn bị tiêu chảy của 15 ổ lợn. Kết quả điều trị như sau:

Ngay ngày đầu tiên sau khi sử dụng thuốc, phân đã đặc hơn, tuy nhiên lông vẫn xù, lợn vẫn ủ rũ ít đi lại. Nhưng qua ngày thứ hai lợn biểu hiện nhanh nhẹn hơn, vận động nhiều, phân đặc dẽo, có con phân đặc có khuôn. Qua ngày thứ ba lợn đi lại ăn uống bình thường, phân đặc, khuôn rõ rệt, tỷ lệ lành bệnh sau 3 ngày điều trị là 76,82% và sau ngày thứ 4 điều trị tỷ lệ lợn khỏi bệnh trên 90%. Như vậy, sử dụng Colistin điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn sau cai sữa có hiệu quả khá cao.

Bảng 3.7. Kết quả điều trị thực nghiệm

Phác đồ điều trị Số lợn được điều trị Thời gian điều trị (ngày) Kết quả điều trị Số lợn khỏi bệnh Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 82 3 63 76,82 Phác đồ 2 85 3 67 78,82

Qua bảng 3.6, ta thấy giữa 02 phác đồ điều trị có sai khác về tỷ lệ khỏi bệnh (P>0,05), sự sai khác này về mặt thống kê không có ý nghĩa. Cùng với đó, chăn nuôi theo hướng công nghiệp đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho lợn nái, lợn sơ sinh, quản lý tốt môi trường chuồng nuôi, thức ăn và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng; ý thức phòng bệnh của người chăn nuôi ngày một cao, nhất là trong chăn nuôi lợn sinh sản. Mặt khác, khi so sánh giữa 2 phác đồ về mặt kinh tế thì kháng sinh Ceftiofur có giá thành cao gấp hơn 4 lần kháng sinh Colistin (175.000đ so với 40.000đ). Như vậy, xét về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế thì sử dụng Colistin điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn con sau cai sữa là hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

- Tỷ lệ mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli phân lập được từ các mẫu phân của lợn sau cai sữa bị tiêu chảy nuôi tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là 85,37%. - Tất cả các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được đều mang đầy đủ các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli như các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố.

- Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm phân lợn con sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy mang gene quy định kháng nguyên bám dính F18 là 19,05%.

- Chủng E. coli phân lập được có độ mẫn cảm với kháng sinh Coltstin (75%); kháng hoàn toàn với các loại kháng sinh Streptomycin, Gentamycine, Trimethoprim, Tetracycline (100%). Kháng với các kháng sinh Cefotaxime, Kanamycin, Rofampin lần lượt là 75%, 75%, 50%.

- Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cho lợn con sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh Colistin trong 3 ngày là 76,82%.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Trong các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, do thời gian và kinh phí hạn hẹp nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên F18. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn như tiến hành thử nghiệm miễn dịch với các chủng mang kháng nguyên F18 hoặc nghiên cứu thêm kháng nguyên bám dính khác và các gene gây độc tố của vi khuẩn E. coli.

- Đề nghị các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình không nên sử dụng các loại kháng sinh Streptomycin, Gentamycin, Trimethoprim, Tetracyclin, Cefotaxim, Kanamycin, Rofampin để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn. Khi lợn bị tiêu chảy nên sử dụng kháng sinh Colistin để điều trị trong thời điểm hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Chỉ thị về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi số 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015.

2. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2004), Nghiên cứu chế tạo bột kháng thể lòng đỏ trứng gà (Y- 99) và hiệu quả điều trị tiêu chảy do E. coli ở lợn con theo mẹ, Báo cáo khoa học Chăn nuôi- Thú y 2002 - 2003 Phần Thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 319-323.

3. Nguyễn Văn Chào và Hồ Trung Thông (2014), Đánh giá sự gia tăng mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli phân lập từ phân lợn con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi số 12, tr. 64-71.

4. Đoàn Thị Kim Dung (2003), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con và các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y quốc gia, Hà Nội.

5. Cục Thống kê Quảng Bình (2015), Niên giám Thống kê 2015.

6. Đào Trọng Đạt, Phượng Phan Thanh, Mỹ Lê Ngọc (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Mỹ Lê Ngọc, Kháng Huỳnh Văn (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 57-82.

8. Nguyễn Trường Giang (2014), Xác định tỉ lệ Gene kháng nguyên bám dính F4 của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Thú y, Đại học Nông – Lâm Huế.

9. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999), Một số kết quả nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 134 - 138. 10. NguyễnXuân Hòa, Đặng Công Tin, Nguyễn Thị Hiền, Lê Văn Phước (2011),

Xác định độc lực và tính mẫm cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập từ bệnh phẩm lợn con sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 1(9), tr. 52-55.

11. NguyễnXuân Hòa, Lê Văn Phước, Phạm Quang Trung, Hồ Lê Quỳnh Châu, Lê Xuân Ánh (2010), Xác định các gene sinh độc tố của vi khuẩn Escherichia coli phân lập từ lợn con bị bệnh tiêu chảy, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, tr. 49-51.

12. Nguyễn Xuân Hòa, Lê Văn Phước, Phạm Quang Trung, Lê Xuân Ánh, Hồ Lê Quỳnh Châu (2009), Sử dụng phản ứng chuổi Polymease (PCR) để chẩn đoán Gen sản sinh độc tố đường ruột, độc tố dung huyết của các chủng vi khuẩn

Echerichia coli phân lập được từ lợn con sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ. 13. Lê Thị Hoài (2008), Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli,

Cl.perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học nông lâm Thái Nguyên.

14. Hoàng Văn Hoan, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Thị Bích Thủy (2004), Nghiên cứu chế phẩm kháng sinh tổng hợp Enroflocin để phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở lợn,

Báo cáo khoa học chăn nuôi - thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 329-343.

15. Vũ Khắc Hùng, Lê Văn Tạo, E.Philipcinec (2005), Xác định các loại độc tố thường gặp của vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh tiêu chảy bằng phương pháp PCR, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 12(2), tr. 56-61.

16. Lý Thị Liên Khai (2001), Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng E. coli

gây bệnh tiêu chảy cho heo con ở Thái Nguyên và Bắc Giang. Khoa học kỹ thuật Thú y tập XII (3), tr 35-39.

17. Nguyễn Thị Kim Lan (2004), Thử nghiệm phòng và trị bệnh coli dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

12(3), tr. 35-39.

18. Nguyễn Hữu Mến (2014), Xác định tỉ lệ Gene kháng nguyên bám dính F18 của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Thú y, Đại học Nông – Lâm Huế.

19. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli Salmonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Nhiên, Phú Cù Hữu, Phạm Bảo Ngọc, Đỗ Ngọc Thuý, Đào Thị Hảo (2000), Kết quả phân lập xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò sữa và biện pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu KHKT Thú y - NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 161-170.

21. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở, Trần Thị Thu Hà (1989), Nghiên cứu vaccine đa giá Salco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con, Kết qủa nghiên cứu KHKT thú y - NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 54 -58. 22. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên , Vũ Bình Minh , Đỗ Thúy Ngọc (2000),

Kết quả phân lập E. coli Salmonella ở lợn con mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị, Kết quả nghiên cứu khoa học ky thuật thú y 1996-2000 NXB Hà Nội, tr. 171 -176.

23. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn, Văn Thị Hường, Đào Thị Hảo (2004), Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli phân lập được tại một số trại lợn miền bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học Chăn nuôi -Thú y, Phần thú y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

24. Trương Quang (2005), Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 60 ngày tuổi, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú Y

12(1), tr. 27-32.

25. Phạm Hồng Sơn (2002), Giáo trình vi sinh học thú y, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 7-13.

26. Phạm Hồng Sơn (2005), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y - phần đại cương,

NXB Đại hoc Huế, tr. 26-33.

27. Phạm Hồng Sơn (2013), Giáo trình vi sinh vật học thú y, Nhà xuất bản Đại học Huế.

28. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên , Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật học thú y, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 81-84.

29. Nguyễn Như Thanh, Phùng Quốc Chướng (2006), Phương pháp thực hành vi sinh vật thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

30. Võ Thành Thìn, Đặng Văn Tuấn, Nguyễn Trọng Hải , Lê Lập (2011), Thử nghiệm tách chiết kháng nguyên F4 và F18 của vi khuẩn E. coli, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y 18 (6), tr. 51-54.

31. Đỗ Ngọc Thúy, Trott D. J., Wilkie I., Cù Hữu Phú (2004), Đặc tính kháng nguyên và vai trò gây bệnh của vi khuẩn Enterotoxigenic Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy lợn con ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học chăn nuôi - thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, tr. 59-68.

32. Đỗ Ngọc Thúy (2002), Tính kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (2), tr. 21 - 27.

33. Trạm Thú y huyện Bố Trạch (2015), Báo cáo tình hình dịch bệnh năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

34. Nguyễn Thị Minh Trang, Nguyễn Huỳnh Nga, Nguyễn Thị Kim Quyên (2011), Tình hình nhiễm và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy trên heo con từ 1 - 60 ngày tuổi tại tỉnh Trà Vinh, Khoa học công nghệ (1), tr. 46-49.

35. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp, Tạp chí Khoa học và Phát triển 11(3), tr. 318 -327.

36. Trịnh Quang Tuyên (2004), Phân lập và xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli từ lợn con bị tiêu chảy nuôi tại trại lợn Tam Điệp. Khoa học kỹ thuật Thú y (4), tr 22-28.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

37. Carter G. R., Chengapa M. M., Rober T. S. A. W. (1995), Essentials of veterinary microbiology, A warerly Company, pp. 45-49.

38. Cavalieri S. J., Snyde I. S. (1982), Cytotoxin activity of a partially purified

Escherichia coli alpha haemolysin, J. Med. Microbiology. (15), pp. 11-12. 39. Choi C., Kwon D., Chae C. (2001), Prevalence of enteroaggregative

Escherichia coli heat stable enterotoxin 1 gene and its relationship with fimbrial and enterotoxin markers in E. coli isolates from piglets, J. Vet. Diagn

13, pp. 26-29.

40. Costa D., Poeta P., Saenz Y., Coelho A., Matos M., Vinue L., Rodrigues J., Torres C. (2008), Prevalence of antimicrobial resistance and resistance gens in faecal Escherichia coli isolates recovered from healthy pets, Veterinary Microbiology (127), pp. 97-105.

41. Dean E. A. & Samuel, J, E. (1994), Age-related resistamce to 987p fimbria- mediated colonization correlates with specific glycolipit receptors in intestinal mucus in swine. Infection and Immunity 62, 4789-4794.

42. Evan D. K., Evan D. J., Gorbach S. L. (1973), Production of vascular permeability factor by enterotoxigenic Escherichia coli isolated from man,

Infectiot.Immun 8, pp. 725-730.

43. Fairbrother J. M. (1992), Enteric colibacillosis diseases of swine, IOWA State University Press/AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 489-497.

44. Frydendahl K. (2002), Prevalence of serogroups and virulence genes in

Escherichia coli associated with po stweaning diarrhoea and edema disease in pigandcomparisonofdiagnosticapproaches, Vet. Microbiol (85), pp. 169-182. 45. Gstra W., De Grf F. K. (1982), Host-specific fimbrial adhesins of noninvasive

enterotoxigenic Escherichia coli strains of porcine origin, FEMS Microbiology Letters 26, pp. 127 - 130.

46. Giannella R. A. (1976), Suckling mouse model for detection of heat - stable

Escherichia coli enterotoxin, Infection and Immunity 23, pp. 700 - 705.

47. Isaacson, R. E., Nagy, B. & Moon, H, W. (1977). Colinization of poreice small intestine by Escherichia coli. Colinization and adhesion factors of big enteropathogens that lack K88. Journal of Infectious Diseases 135, 531-539.

48. Konowalchuk J., Speirs J. I., Stavric S. (1977), Vero response to a cytotoxin of Escherichia coli, OInfection and Immunity 18, pp. 775-779.

49. Pritchard J., Appleyard G., Middleton P. M., Fairbrother J. M. (2003), Isolation and association of Escherichia coli AIDA-I/STb, rather than EAST1 pathotype with diarrhoea in piglets and antibiotic sensitivity of isolated, J. Vet. Diagn. Invest 15, pp. 242 - 252.

50. Mathew A. G., Upchurch W.G., Chattin S.E. (1998), “Incedence of antibiotic resistance in fecal Echerichia coli isolated from commercial swine farms”,

Journal of Animal Science, 76 (2): 429-434.

51. Minshew B. H., Jorgensen J. (1978), Association of hemolysin production haemagglutiation of human erythrocytes and virulence for chicken embryos of extraintestinal Echerichia coli with isolated infection and immunty, Infect. Immunol, pp. 50-54.

52. Nagy B., Fekete B. Z. (1999), Enterotoxingenic Escherichia coli in farm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 55)