KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ MẪN CẢM KHÁNG SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 53 - 55)

2) Ý nghĩa thực tiễn

3.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ MẪN CẢM KHÁNG SINH

Điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra vấn đề là cần xác định một loại kháng sinh hay thảo dược nào đó có hiệu lực cao, ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể gia súc. Hiện nay, theo nghiên cứu của nhiều tác giả, có rất nhiều loại kháng sinh đã bị vi khuẩn kháng hoàn toàn và không còn tác dụng trong phòng trị. Vì vậy, trong chẩn đoán thường kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn bằng phương pháp kháng sinh đồ, để từ đó tìm ra loại kháng sinh phù hợp nhằm mục đích điều trị đạt hiệu quả cao nhất, ít tốn kém, đồng thời tránh gây hiện tượng kháng thuốc ở vi khuẩn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 8 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được có gene kháng nguyên bám dính F18 để xác định tính mẫn cảm với 8 loại kháng sinh khác nhau thường dùng. Kết quả nghiên cứu có ở bảng 3.6.

Qua bảng 3.6 cho thấy, các loại kháng sinh Streptomycin, Gentamycin, Trimethoprim, Tetracyclin bị vi khuẩn E. coli kháng hoàn toàn (100%), tỷ lệ kháng cao là Cefotaxime, Kanamycin (75%). Riêng Colistin có độ mẫn cảm cao nhất (75%), do vậy có thể dùng Colistin để điều trị vi khuẩn E. coli trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòa và cs (2009), khi thử khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập tại tỉnh Thừa Thiên - Huế thì cho thấy hầu hết các chủng E. coli kháng cao với Norfloxacin, Amoxillin, Ampicillin, Kanamycin, Gentamycin, Oxacillin (từ 70 - 100%). Trong đó Gentamycin, Oxacillin hoàn toàn bị kháng. Các chủng đều mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như: Colistin, Streptomycin, Cefoperazon, Ciprofloxacin, Cefotaxin, với các tỷ lệ tương ứng là 80-100%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác định kháng sinh Colistin mẫn cảm cao, kháng sinh Kanamycin, Gentamycin, Oxacillin bị kháng hoàn toàn là giống với nghiên cứu của tác giả. Nhưng đối với kháng sinh Streptomycin, Cefotaxin cho kết quả trái ngược. Từ đó cho thấy ở mỗi vùng khác nhau tùy theo mức độ sử dụng kháng sinh mà vi khuẩn E. coli có thể kháng hoặc mẫn cảm với loại kháng sinh nào đó.

Bảng 3.6. Kết quả xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh S T T Chỉ tiêu Loại Kháng sinh hiệu Tổng số mẫu Kết quả Đề kháng Mẫn cảm Số mẫu Tỉ lệ (%) Số mẫu Tỉ lệ (%) 1 Cefotaxim Ct 8 6 75 2 25 2 Streptomycin Sm 8 8 100 0 0 3 Gentamycin Ge 8 8 100 0 0 4 Kanamycin Kn 8 6 75 2 25 5 Sulfamethoxazoll/ Trimethoprim SMX/ TMP 8 8 100 0 0 6 Colistin Co 8 2 25 6 75 7 Tetracyclin Te 8 8 100 0 0 8 Rofampin Rf 8 4 50 4 50

Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Kim Dung (2003), khi thử nghiệm kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli phân lập được ở các tỉnh phía bắc cũng xác định các loại kháng sinh dùng rộng rãi như Tetracyclin, Streptomycin cũng bị kháng lần lượt là 64,0%, 70,4%.

Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng E. coli phân lập được từ lợn con ở các tỉnh phía bắc, Đỗ Ngọc Thúy và cs (2002) đã thu được kết quả tỷ lệ kháng của các loại kháng sinh Tetracyclin: 97,17%, Streptomycin (88,68%), Chloramphenicol (79,25%) và Sulfamethoxazoll/Trimethoprim chiếm tỷ lệ (80,19%).

Năm 2014, Nguyễn Văn Chào và Hồ Trung Thông đã đánh giá sự gia tăng mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli phân lập từ phân lợn con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2014, thu được tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với Tetracyclin từ 76,47% tăng lên 92,50, Gentamycin từ 32,35% tăng lên 92, 50%. Có thể nói chủng vi khuẩn E. coli trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có tốc độ kháng kháng sinh là rất cao và cũng tương đương như kết quả của chúng tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả kháng sinh Colistin năm 2014 có tỷ lệ kháng là 100%, điều này đi ngược kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể do địa điểm, phạm vi lấy mẫu khác nhau hoặc tỷ lệ kháng kháng sinh còn phụ thuộc vào độ tuổi của lợn con khác nhau khi lấy mẫu (Mathew và cs, 1998).

Như vậy, qua nghiên cứu của chúng tôi cùng tham khảo kết quả của một số tác giả thì chủng E. coli hầu như đã kháng hoàn toàn với các kháng sinh thông dụng như Streptomycin, Gentamycin, Trimethoprim, Tetracyclin. Đây là hệ quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng, trị bệnh không đúng liều lượng, liệu trình đã tạo nên hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong thịt. Đây là vấn đề đang được quan tâm của toàn xã hội, nhất là an toàn vệ sinh thưc phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 53 - 55)