KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG DUNG HUYẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 50 - 51)

2) Ý nghĩa thực tiễn

3.4. KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG DUNG HUYẾT

Để đánh giá khả năng dung huyết của các chủng vi khuẩn phân lập được, chúng tôi tiến hành nuôi cấy kiểm tra 92 mẫu. Kết quả thu đươc là vi khuẩn phát triển rất tốt trên môi trường thạch máu và cho tỷ lệ như sau:

Bảng 3.4. Tỷ lệ dung huyết của vi khuẩn E. coli

STT Địa điểm lấy mẫu

Số lượng mẫu

xét nghiệm Số lượng mẫu dung huyết Tỉ lệ (%)

1 Đại Trạch 8 2 25 2 Trung Trạch 8 0 0 3 Phúc Trạch 10 3 30 4 Hòa Trạch 12 2 16,7 5 Hoàn Trạch 15 2 13,3 6 Nhân Trạch 12 2 16,7 7 Mỹ Trạch 12 1 8,5 8 Nam Trạch 15 2 13,3 Tổng 92 14 15,2

Hình 3.8. Khả năng dung huyết của vi khuẩn E. coli phân lập được

Qua bảng 3.4 cho thấy có 14/92 mẫu gây dung huyết, chiếm tỷ lệ 15,2%. Trong đó, xã có tỷ lệ mẫu dung huyết cao nhất là Phúc Trạch (30%), xã có số mẫu không phát hiện khả năng dung huyết là Trung Trạch. Kết quả này phản ánh các xã vùng núi chủng E. coli gây dung huyết có tỷ lệ lớn hơn các xã vùng ven biển.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ dung huyết của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2014), khi xác định tỉ lệ mẫu gây dung huyết của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh là 15%.

Từ hình 3.8 ta thấy một vòng sáng xung quanh khuẩn lạc trong suốt và rộng do hồng cầu bị phá vỡ hoàn toàn. Vì vậy, E. coli gây dung huyết ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là kiểu β.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)