TỶ LỆ MẪU DƯƠNG TÍNH VỚI VI KHUẨN E COLI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 43 - 45)

2) Ý nghĩa thực tiễn

3.1. TỶ LỆ MẪU DƯƠNG TÍNH VỚI VI KHUẨN E COLI

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở 8 xã thuộc các vùng núi (Phúc Trạch), trung du (Hòa Trạch, Nam Trạch), đồng bằng (Hoàn Trạch, Mỹ Trạch) và ven biển (Đại Trạch, Nhân Trạch, Trung Trạch), tổng số lượng là 123 mẫu (danh sách lấy mẫu có ở Phụ lục 1). Tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli theo hướng dẫn của Phòng thí nghiệm Vi trùng - Truyền nhiễm, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông - Lâm Huế. Kết quả xét nghiệm ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli.

TT Địa điểm lấy mẫu (xã) Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 Đại Trạch 18 12 66,67 2 Trung Trạch 15 13 86,66 3 Phúc Trạch 15 12 80,00 4 Hòa Trạch 15 10 66,67 5 Hoàn Trạch 15 15 100 6 Nhân Trạch 15 10 66,67 7 Mỹ Trạch 15 15 100 8 Nam Trạch 15 15 100 Cộng 123 105 85,37

Qua bảng 3.1 cho thấy cả 8 xã đều có tỷ lệ mẫu dương tính cao, tỷ lệ trung bình 85,37%. Trong đó, đáng chú ý là các xã thuộc vùng đồng bằng, trung du như Hoàn Trạch, Mỹ Trạch, Nam Trạch có tỷ lệ 100% mẫu dương tính, các xã vùng ven biển như Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch có tỷ lệ thấp hơn.

Kết quả này thể hiện những vùng chăn nuôi tập trung, quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E. coli thấp hơn so với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ. Các trang trại chăn nuôi theo hướng công

nghiệp đều có hệ thống chuồng lạnh nên có tiểu môi trường chuồng nuôi cơ bản ổn định. Công tác tiêm vacxin phòng bệnh, xử lý vệ sinh tiêu độc chuồng trại có quy trình. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa được tốt hơn. Ngoài ra, hầu hết các trang trại đều sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nên trong thức ăn, nhất là cám cho lợn tập ăn (cám đỏ), một số nhà sản xuất có phối trộn kháng sinh để phòng bệnh. Vì vậy, một số lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy mà xét nghiệm âm tính với E. coli thì có thể do loại vi khuẩn khác gây ra hoặc là do một số trang trại đã sử dụng thức ăn có trộn kháng sinh, hoặc cũng có thể do thay đổi từ chuồng nái đẻ sang chuồng cai sữa nên lợn bị tiêu chảy sinh lý.

Kết quả về phân lập được vi khuẩn E. coli trong nghiên cứu này tương đương với các nghiên cứu của một số tác giả đã công bố. Cù Hữu Phú và cộng sự (2000), khi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân của lợn từ 35 ngày đến 4 tháng tuổi bị tiêu chảy, đã xác định được 60/70 mẫu có vi khuẩn E. coli

chiếm tỷ lệ 85,71%. Trịnh Quang Tuyên và cộng sự (2004) khi tiến hành phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân của lợn bị tiêu chảy, đã xác định được 259/325 mẫu có vi khuẩn E. coli, chiếm tỷ lệ 79,69%. Lý Thị Liên Khai (2001) cũng phân lập được 42 mẫu phân có vi khuẩn E. coli, chiếm tỷ lệ 84% trong tổng số 50 mẫu phân lợn con bị tiêu chảy.

Hình 3.2. Phân lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ mang gene kháng nguyên bám dính f18 và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)