Về sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.2.2. Về sinh kế

Ở Việt Nam, khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng được hiểu là tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để kiếm sống đồng thời đạt được những mục tiêu đa dạng hơn. Một cách hiểu đơn giản và dễ hiểu, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng chính là kế sinh nhai của hộ hay cộng đồng đó. Từ định nghĩa trên, có thể hiểu nội dung sinh kế bao gồm hai khía cạnh cơ bản là:

- Các nguồn lực, nguồn vốn để đảm bảo sinh kế;

- Các hoạt động sinh kế cụ thể.

Trong đó, về nguồn lực (tài sản), theo DFID (Bộ Phát Triển Quốc Tế Vương

quốc Anh) có 5 loại cơ bản:

- Vốn vật chất bao gồm: Cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa con người sản

xuất cần để hậu thuẫn sinh kế.

- Vốn tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế.

- Vốn xã hội, gồm các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi

các mục tiêu sinh kế như quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm.

- Vốn con người đại diện cho các nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức

- Vốn tự nhiên gồm các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên để tạo

dựng các sinh kế như đất đai, rừng và nguồn nước tự nhiên.

Những hoạt động sinh kế của hộ và cộng đồng để đảm bảo cuộc sống bao

gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nghề truyền thống, sản xuất, dịch vụ, làm thuê...

Dựa trên những hiểu biết về các khái niệm sinh kế, sự bền vững, sinh kế bền

vững, cũng như các bản chất của chúng, với cách hiểu và cách nghĩ về sinh kế ở

Việt Nam. Áp dụng phân tích tình hình sinh kế cho địa bàn thị xã An Nhơn, đồng

thời tìm hiểu mối quan hệ giữa tình hình sinh kế ở đây với công tác quản lý và bảo

vệ rừng ở Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn. Một cách cụ thể hơn, tìm hiểu tình hình sinh kế của người dân, rồi dựa vào đặc điểm sinh kế đó ta đi làm rõ tác động của

từng loại sinh kế cụ thể sẽ có tác động như thế nào đến tài nguyên rừng, để từ đó có

các biện pháp tác động dựa trên những nguồn lực của người dân để hướng đến

những loại sinh kế có tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa

dạng sinh học theo hướng bền vững. Kết quả sinh kế cần quan tâm ở đây là việc sử

Chương 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)