Vai trò của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.9. Vai trò của các bên liên quan

3.2.9.1. Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ, công chức nhà nước, nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao ý

thức trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, không tham gia vận chuyển

mua bán lâm sản trái pháp luật.

- Cung cấp các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật của ngành lâm nghiệp cho các cơ quan ký kết quy chế nắm rõ các nội dung về công tác quản lý rừng, bảo

vệ rừng và quản lý lâm sản để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị tham gia ký kết

thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo

vệ và Phát triển rừng.

- Cử công chức, lao động hợp đồng tham gia khi các cơ quan ký kết quy chế

yêu cầu tăng cường lực lượng để phối hợp phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Kịp thời tiếp nhận các vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng do các cơ quan ký kết quy chế, chuyển giao để xử lý và thông tin kết quả xử lý, thanh toán chi phí, trích thưởng (nếu có) theo quy định của pháp luật,.

- Giáo dục công chức, lao động hợp đồng trong cơ quan nắm vững và chấp

hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước đối với các hoạt động quản lý bảo

- Tăng cường lực lượng kiểm lâm xuống địa bàn các xã, phường địa bàn để

bảo vệ rừng đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND các xã, phường trong công

tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

3.2.9.2. Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Vân Canh

- Chủ động xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát và kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng đối với các diện tích rừng đã ký hợp đồng nhận khoán với các Ban; đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên diện tích rừng được giao quản lý.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức trách

nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị tham gia ký kết thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Cử công chức, lao động hợp đồng tham gia khi các cơ quan ký kết quy chế

có yêu cầu tăng cường lực lượng để phối hợp phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Giáo dục công chức nhà nước, lao động hợp đồng trong cơ quan nắm vững

và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước đối với các hoạt động quản

lý bảo vệ rừng.

3.2.9.3. Ủy ban nhân dân các xã, phường

- Thực hiện trách nhiệm của UBND cấp xã, phường quy định tại Quyết định

số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Phối hợp với các cơ quan ký kết quy chế xây dựng, thực hiện phương án ngăn

chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, mua, bán lâm sản trái pháp luật trên địa bàn. - Chỉ đạo các lực lượng công an, dân quân xã, phường, các thôn và các cơ

quan chức năng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp; tổ chức các

biện pháp bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; xây

dựng và thực hiện quy ước bảo vệ phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp

luật; huy động và tổ chức chỉ đạo các lực lượng của xã, phường trên địa bàn phối

hợp với các đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức hoạt động có hiệu

quả các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ.

- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa

3.2.9.4. Ban Chỉ huy Quân sự thị xã

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan ký kết quy chế xây dựng, thực hiện phương án kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp

luật tại các diện tích mà được nhận khoán bảo vệ và vùng giáp ranh.

- Hướng dẫn cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của các cơ quan ký kết quy chế thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi hoạt động trên khu vực

giáp ranh, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức của các cơ quan ký kết quy chế trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ tại khu vực vùng giáp ranh.

- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức đoàn thể và nhân dân trên khu vực vùng giáp ranh thực hiện tốt Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

3.2.9.5. Sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

a) Trách nhiệm:

- Tham gia vào công tác bảo vệ rừng ở địa phương nơi mình sinh sống.

- Có trách nhiệm báo cho các cơ quan chức năng các hành vi vi phạm pháp

luật về rừng.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng.

- Ký cam kết bảo vệ rừng.

b) Thực tế tham gia của người dân trong công tác quản lý tài nguyên rừng:

- Đa số người dân trên địa bàn đã chủ động tích cực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Tham gia phòng cháy chữa cháy rừng tốt, báo cáo tình hình diễn biến tài nguyên rừng.

+ Người dân sống ven rừng và gần rừng biết cách dựa vào rừng để nâng cao đời sống của chính mình như trồng rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ có hệ thống,

nuôi trồng các loại lâm sản ngoài gỗ.

+ Người dân hưởng ứng nhiệt tình các chủ trương chinh sách của Nhà nước như xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc...

+ Người dân ở các xã, phường có rừng chủ động lập hương ước bảo vệ rừng

tốt và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng dưới sự chỉ đạo của Hạt Kiểm lâm, Ban quản

lý rừng phòng hộ và UBND các xã, phường.

+ Công chức, lao động hợp đồng Hạt Kiểm lâm đã thông qua các buổi họp thôn, đã quán triệt một số nhiệm vụ đã giao cho dân thông qua trích một số điều của

Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản liên quan đến công tác bảo

vệ rừng, đa số người dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình, tích cực. Phát huy được tinh

thần và trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của dân chúng.

+ Người dân đã tham gia vào công tác phát hiện và báo cáo kịp thời những

vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn thị xã An Nhơn.

+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp dân do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu

nguồn Vân Canh tổ chức.

+ Tinh thần trách nhiệm cao và khả năng tìm tòi học hỏi của người dân đáp ứng với công tác bảo vệ rừng.

+ Tích cực đưa ra các ý kiến nhằm bảo vệ rừng trong thôn tích cực hơn.

- Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một bộ phận người dân tham gia còn thụ động trong mọi hoạt động như: Họp thôn, ý thức và tinh thần trách nhiệm chưa cao

trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, không chủ động

tham gia các buổi thảo luận hoặc tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng do

công chức Hạt Kiểm lâm, cán bộ Ban quản lý tổ chức, người dân thường hay vào rừng khai thác gỗ thì thường không tham gia vào các buổi tuyên truyền giáo dục về

bảo vệ rừng mà chủ yếu là người già, người mất khả năng lao động ngoài ra vẫn còn một số không nhỏ người dân.

- Còn mang nặng tư tưởng ỷ lại cho cán bộ phụ trách.

- Tiếp tay cho lâm tặc.

- Không tự giác tố giác những vụ vi phạm, bao che cho các đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)