Đặc điểm nguồn lực và sinh kế xã Nhơn Tân và Nhơn Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.3. Đặc điểm nguồn lực và sinh kế xã Nhơn Tân và Nhơn Thọ

3.1.3.1. Xã Nhơn Tân

 Khái quát chung

Nhơn Tân là xã nằm ở phía tây nam thị xã An Nhơn, cách trung tâm thị xã 12 km. Có 05 thôn với tổng dân số là 7904 người. Tổng diện tích tự nhiên là 6.150,55 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 3.752,6 ha, chiếm 61,01% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Diện tích đất có rừng: 3.512,7 ha,(diện tích rừng tự nhiên 2.020,6 ha, diện

tích rừng trồng 1.492,9 ha);

- Diện tích đất chưa có rừng: 239,1 ha, chiếm;

- Độ che phủ của rừng: năm 2014 là 45,6%;

Tuy nhiên, diện tích rừng trên toàn xã được phân bố không đồng đều, chủ

yếu tập trung ở 02 thôn, thôn Thọ Tân Bắc, thôn Thọ Tân Nam. Rừng trồng nơi đây

có diện tích rất lớn, chủ yếu của người dân bỏ vốn ra trồng,theo dự án WB3 loài cây trồng chủ yếu là Bạch Đàn và Keo, nên vật liệu dễ xảy ra cháy lớn. Ngoài ra, trong quá trình trồng rừng họ không thiết kế đường băng cản lửa, không bố trí đường lâm

sinh… nên công tác PCCCR gặp rất nhiều khó khăn.

 Nguồn lực và đặc điểm sinh kế cơ bản

Xã Nhơn Tân lã xã có vị trí gần với diện tích rừng tự nhiên so với các xã

khác trên địa bàn thị xã An Nhơn. Đời sống của người dân địa phương có mối quan

hệ với tài nguyên rừng tự nhiên khá rõ nét, đặc biệt là thôn Thọ Tân Bắc và Thọ

Bảng 3.3. Nguồn lực và đặc điểm sinh kế cơ bản xã Nhơn Tân Hạng mục Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Số khẩu Người 2 8 4

Số người lao động Người 2 5 3

Tổng thu nhập Triệu đồng 4 160 36,9

Thu nhập từ chăn nuôi Triệu đồng 1 40 11,8

Đất vườn nhà m2 300 3.600 1.025 Đất nương rẫy m2 5.000 50.000 23.567 Đất trồng keo m2 3.000 50.000 16.967 Đất lúa nước m2 120 12.500 2.154 Hồ nuôi cá m2 110 15.000 2.956 Lợn Con 0 40 5,30 Trâu bò Con 1 15 4,13 Gia cầm Con 3 600 63,80

Nguồn thu nhập của hộ gia đình chủ yếu từ trồng trọt cây nông nghiệp và

chăn nuôi với tổng thu nhập trung bình khoảng 37 triệu đồng. Hầu hết các hộ gia

đình đều có đất nương rẫy với diện tích trung bình khoảng 2,3 ha để trồng các cây lương thực và hoa màu. Rừng trồng từng bước phát triển ở địa phương nên thu nhập

của hoạt động này chưa đón góp nhiều và đời sống của hộ. Đặc biệt hầu hết các hộ đều có hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà, chuồng trại (100% hộ được phỏng vấn).

 Hoạt động sinh kế tác cộng đồng liên quan đến tài nguyên rừng

Kết quả khảo sát, điều tra phỏng vấn cho thấy sinh kế của người dân địa phương vẫn còn phụ thuộc vào rừng. Các hoạt động khai thác tài nguyên chính mà

người dân vẫn tiếp tục khai thác từ rừng bao gồm: gỗ, củi, mật ong, các sản phẩm từ

rừng). Các sản phẩm từ rừng được người dân khai thác có thể để bán hoặc sử dụng trong gia đình.

Các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ có vai trò rất lớn trong thu nhập của hộ ở nơi đây như: 70,3% người dân sử dụng củi từ rừng để đun nấu, 30,9% người dân đi

khai thác mật ong để bán hay các sản phẩm khác như nấm, mây, rau rừng, cá, ốc,… cũng được người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm hàng ngày hoặc bán ra thị trường, thương lái. Điều này cho thấy cuộc sống của người dân nơi đây còn phụ

thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng.

Nạn bắt bẫy động vật rừng là một trong những mối đe dọa lớn nhất, ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn sinh học của khu vực. Các bằng chứng chi tiết qua khảo

sát thực địa cho thấy nạn bắt bẫy ngày càng tăng trong những năm gần đây và đã tác

động rất lớn tới động vật rừng. Trước đây, người dân địa phương chỉ săn bắt động

vật trong rừng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày. Ngày nay, việc thương

mại hóa hoạt động buôn bán động vật hoang dã mang lại những lợi nhuận lớn nên càng có nhiều thợ săn chuyên nghiệp ở nơi khác tìm đến khu vực này để bắt bẫy động vật.

Kết quả bảng trên cho thấy, số vụ phát hiện vi phạm và xử lý về hành vi săn

bắn, bẫy bắt động vật rừng trái phép không nhiều, chưa phản ánh trung thực trong

thực tế, số vụ bắt được chỉ là rất ít so với tình hình bắt bẫy hiện nay trên địa bàn. Nguyên nhân có thể do số trạm cửa rừng còn ít, lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn quá mỏng so với diện tích của khu vực quá lớn, trên địa bàn lại có quá nhiều đường

ra vào rừng, động vật rừng lại dễ mang vác, đi tắt cắt ngang rừng để mang về nơi

tiêu thụ. Tất cả các tang vật và phương tiện vi phạm đều bị tịch thu, những động vật

còn sống được thả lại vào rừng.

Khai thác gỗ trái phép đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của các loài thực vật.

Khai thác gỗ còn gây ra mối đe dọa trực tiếp tới các loài động vật do tác động tới môi trường sinh sống, nơi cư trú, ẩn nấp và cạn kiệt nguồn thức ăn của nhiều loài. Ngoài ra, trong quá trình khai thác gỗ trái phép thường kết hợp với việc bắt bẫy động vật và đánh bắt cá để làm thực phẩm tại chỗ hoặc bán cho thương lái, tác động

tiêu cực đến hệ động thực vật ở khu vực này.

Tập quán chăn thả gia súc tự do trong rừng cũng là một yếu tố tác động tới đa dạng sinh học. Hầu hết, người dân trong vùng có tập quán chăn thả gia súc tự do

(chủ yếu là trâu, bò). Nhiều khi các hộ gia đình thả trâu, bò vào rừng dài hàng tháng

đến mùa sản xuất mới đi tìm về. Các đàn trâu thả tự do như vậy đã tác động tới sinh

cảnh của động vật hoang dã, cạnh tranh nơi sống, lây nhiễm các dịch bệnh...Ngoài

ra, người dân trong quá trình chăn thả trâu, bò thường kết hợp với việc săn bắt động

Việc xử lý thực bì để trồng rừng của các hộ dân. Ý thức sử dụng lửa của người

dân trong quá trình thu hái lâm sản chưa cao tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Đòi hỏi

công tác phòng cháy chữa cháy rừng được triển khai thường xuyên trong mùa khô. Với nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, hoạt động sinh kế của người dân địa phương và những tác động từ bên ngoài cộng đồng, tài nguyên rừng

tự nhiên ở địa phương có sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống. 80% các hộ được

hỏi đều thừa nhận độ che phủ và chất lượng của rừng tự nhiên giảm. Do đó việc bảo

vệ và phát triển rừng tự nhiên song hành với cải thiện sinh kế ở địa phương là hết

sức cần thiết.

3.1.3.2. Xã Nhơn Th

 Khái quát chung

Xã Nhơn Thọ là xã nằm ở phía Tây nam thị xã An Nhơn, ,có vị trí hết sức

thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội đó là quốc lộ 19, do đó lượng

hàng hóa lâm sản lưu thông qua địa bàn tương đối lớn.

Xã Nhơn Thọ có 4 thôn với tổng dân số là 8914 người. Tổng diện tích đất tự

nhiên là 3.203,39 ha, diện tích đất chưa có rừng là 230,82 ha chiếm 7,21% tổng diện

tích tự nhiên, trong đó:

Xã Nhơn Thọ có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tốt, trên địa bàn có khu công nghiệp trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nghề chăn nuôi, chế biến dăm bạch đàn và keo, rừng trồng dự án WB3, các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn trồng, nên đã thu hút nhiều lao động địa phương tham gia, nghề rừng (trồng rừng) phát

triển mạnh, dó đó có phần ảnh hưởng nhất định đến công tác Bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.

Diện tích rừng trồng tương đối độ dốc cao, địa hình phức tạp, không có đường băng cản lửa giữa các chủ rừng lân cận, khai thác rừng trồng xen kẽ, công

tác phát dọn thực bì của các chủ rừng vào mùa khô không khai báo.

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khô hanh kéo dài, nhiệt độ tăng cao hơn trung bình nhiều năm. Cấp dự báo thường duy trì ở cấp III-V có nguy cơ xảy

cháy rừng rất cao, gây khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

 Nguồn lực và đặc điểm sinh kế cơ bản

Xã Nhơn Thọ nằm xa với khu vực rừng tự nhiên, hoạt động sinh kế liên quan

đến lâm nghiệp chủ yếu là phát triển các diện tích rừng trồng. Hoạt động trồng rừng keo đã đem lại thu nhập đáng kể trong cơ cấu thu nhập của hộ, chiếm 21%. Chính nhờ sự phát triển của hoạt động trồng rừng ở địa phương nên độ che phủ của rừng

đã từng bước tăng lên theo ý kiến của người dân (83% hộ được phỏng vấn). Tuy

nhiên hoạt động này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến cháy rừng.

Bảng 3.4. Nguồn lực và đặc điểm sinh kế cơ bản xã Nhơn Thọ

Hạng mục Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Số khẩu Người 2 5 4 Lao động Người 2 4 3

Tổng thu nhập Triệu đồng 15 150 46.8

Thu nhập từ chăn nuôi Triệu đồng 1 100 19,3

Đất vườn m2 200 4.000 1.160 Đất rẫy m2 0 130.000 19.655 Đất rừng keo m2 0 120.000 17.759 Đất lúa nước m2 0 10.000 2.104 Hồ nuôi cá m2 0 60.000 5.586 Lợn con 1 100 15 Trâu bò con 1 20 5 Gia cầm con 0 400 44

Hơn 5 năm qua, Nhơn Thọ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông

thôn mới (XDNTM) gần 77 tỉ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ hơn 7,8 tỉ đồng,

ngân sách tỉnh trên 24,5 tỉ đồng, ngân sách thị xã gần 6,5 tỉ đồng, doanh nghiệp hỗ

trợ trên 13,2 tỉ đồng, nhân dân đóng góp hơn 7,2 tỉ đồng, còn lại ngân sách xã và 309 hộ hiến 14.327m2 đất xây dựng 214 tuyến đường nông thôn và đường nội đồng, xây dựng 4 nhà văn hóa thôn, góp phần hoàn thành các tiêu chí giao thông, cơ

sở vật chất văn hóa, thủy lợi.

Hơn 5 năm XDNTM, tuy nguồn lực đầu tư lớn, nhưng địa phương đã biết

phát huy tối đa nội lực cùng sự hỗ trợ từ nhiều nguồn nên không để nợ đầu tư xây

dựng cơ bản. Về nhà ở dân cư đã xóa hoàn toàn nhà ở dột nát; xây dựng và tặng 15 căn nhà tình thương cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo với số tiền gần 1,2 tỉ đồng (trong đó ngoài ngân sách Trung ương, tỉnh, ngân sách thị xã và doanh nghiệp

hỗ trợ, nhân dân đóng góp 635 triệu đồng). Toàn xã có 87% nhà đạt chuẩn của Bộ

Về phát triển sản xuất, xã đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghề của Hội

Nông dân tỉnh, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề An Nhơn mở 5 lớp đào tạo nghề chăn nuôi, thú y, may công nghiệp, điện dân dụng, trồng trọt, thu hút 250

học viên là nông dân tham gia. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất 146 triệu đồng, địa phương hỗ trợ lãi suất để 240 hộ nông dân vay 4,8 tỉ đồng mua 307 con

bò nuôi vỗ béo, bò sinh sản mang lại thu nhập khá. Địa phương cũng đã tạo việc làm cho 4.895/5.014 lao động, chiếm 97,6% số lao động ở nông thôn, với các ngành nghề xây dựng, thương mại, dịch vụ, đặc biệt nhiều lao động đang làm việc tại Khu

công nghiệp Nhơn Hòa; hiện thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 27,5 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 4,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 43)