ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã An Nhơn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã An Nhơn là một địa bàn đồng bằng bán sơn địa của tỉnh Bình Định,

cách trung tâm Thành phố Quy Nhơn 25 km về phía Nam nằm trên địa giới hành chính của 10 xã, 05 phường.

- Tọa độ địa lý:

+ Từ 14047’ 26” đến 150 07’ 57” vĩ độ Bắc.

+ Từ 108020’ 54” đến 1080 39’ 25” kinh độ Đông.

- Vị trí:

+ Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, Phía Nam giáp huyện Vân Canh, Phía Đông

giáp huyện Tuy Phước, Phía Tây giáp huyện Sơn Tây.

3.1.1.2. Địa hình thị xã An Nhơn

Địa hình nghiên theo hướng Tây – Đông, tương đối phức tạp, không thuần

nhất bao gồm nhiều dãy núi đá chạy dài, xen kẽ nhau làm cho bề mặt địa hình bị

chia cắt mạnh, do cấu tạo địa chất, địa hình gồ ghề tạo thành nhiều thung lũng.

Nhìn chung địa hình có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Dạng địa hình núi đá: thường là những dãy núi độc lập hoặc đứt quãng có

đồi dốc thẳng đứng (>450) và độ cao bình quân cao hơn 300m so với mặt nước biển.

Xen kẽ giữa các núi đá là những thung lũng. Đây là dạng địa hình rất phức tạp tạo

thành nhiều hệ thống bị chia cắt và hiện tượng chảy ngầm của các khe suối.

- Dạng địa hình núi đất: Đa số là những dãy núi tập trung ở phía Đông và phía Bắc có độ dốc bình quân từ 25-300, độ dốc ít hơn so với dạng địa hình núi đá nên có điều kiện để phát triển lâm nghiệp.

- Vùng đồng bằng giữa thung lũng giáp với hai bên núi đá và núi đất bề

ngang hẹp chạy dài theo hướng của khe suối. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận

lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.

Do địa hình phức tạp, không thuần nhất bao gồm nhiều dãy núi đất cao và

núi đá chạy dài xen kẽ nhau do đó việc đi lại gặp nhiều trở ngại làm cho công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản không thuận lợi nên khó ngăn chặn việc khai thác lâm

sản trái phép.

3.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

a) Về đất đai:

Theo số liệu tại Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 của UBND

tỉnh Bình Định và Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 04/3/2016 của UBND thị xã

An Nhơn về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp thị xã

An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã: 24.449,40 ha, trong đó:

- Đất lâm nghiệp: 6.455,93 ha chiếm 26,4% tổng diện tích tự nhiên. - Đất khác: 17.993,47 ha chiếm 73,6% tổng diện tích tự nhiên. b) Về thổ nhưỡng:

Căn cứ bản đồ đất tỉnh Bình Định theo hệ thống phân loại của FAO-

UNESCO do trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện, đã được UBND tỉnh

Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 184/1999/QĐ-UB ngày 04/01/1999 huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) có các nhóm đất sau:

Bảng 3.1. Số liệu về thành phần đất của thị xã An Nhơn STT Thành phần đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Nhóm đất xám 21.877,7 89,5 - Đất xám Feralit 10.938,8 50,0 - Đất xám mùn 8.313,5 38,0 - Đất xám bạc màu 2100,0 9,6 - Đất xám đá lẫn 525,4 2,4 2 Nhóm đất phù sa 1.662,6 6,8 - Đất phù sa đốm rỉ 1.335,1 80,3 - Đất phù sa chua 327,5 19,7 3 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 909,1 3,7

(Nguồn: UBND thị xã An Nhơn, 2017)

3.1.1.4. Khí hậu

Thị xã An Nhơn nằm trong vùng khí hậu mưa nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt.

- Mùa mưa: Thường tập trung kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.

- Mùa khô: Thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Đây là thời

kỳ khô nóng nhất trong năm. Đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ có khi

lên tới 400C.

a) Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân hàng năm 250C. Nhiệt độ giữa các tháng dao động khá

lớn, cựcđại vào tháng 7 (41,50C), cực tiểu vào tháng 12 (11,30C).

Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 11, 12, 01. Thời tiết nóng nhất trong năm vào các tháng 6, 7, 8 có nhiệt độ trung bình cao trên 350C.

b) Chế độ mưa ẩm:

Thị xã An Nhơn nằm trong vùng có lượng mưa bình quân 3.637 mm/năm.

Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 89%

410mm. Bình quân số ngày mưa trong năm là 129 ngày. Tần suất xuất hiện những

trận mưa to chiếm khoảng 20% tập trung vào tháng 10 và 11 chiếm 50%, nên

thường gây ra lũ lụt, sạt lở trong mùa mưa, hạn hán vào mùa khô. Độ ẩm không khí ở mức trung bình (84%).

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.014 giờ. Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những

ngày gió nóng thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, đe dọa cháy rừng và hỏa hoạn.

c) Chế độ gió:

Có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường hướng gió Đông Bắc. Xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam.

- Gió mùa Tây Nam: do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây hoặc Tây Bắc từtháng 3 đến tháng 8. Gió này

khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và việc bảo vệ rừng.

Bảng 3.2. Các yếu tố khí hậu của thị xã An Nhơn

TT Yếu tố khí hậu Đơn vị

tính Giá trị Ghi chú

1 Nhiệt độ trung bình năm 0C 25

2 Nhiệt độ cực tiểu 0C 11,3 Tháng 12

3 Nhiệt độ cực đại 0C 41,5 Tháng 7

4 Tổng lượng mưa năm Mm 3.637

5 Số ngày mưa trong năm Ngày 192

6 Lượng mưa ngày lớn nhất Mm 410

7 Số ngày mưa phùn Ngày 18 Tháng 1, 2

8 Độ ẩm không khí trung bình % 84

9 Độ ẩm tối thấp trung bình % 66 Tháng 6, 7, 8

10 Số ngày có sương mù Ngày 47

11 Lượng bốc hơi trong năm Mm 1031

Qua Bảng 3.2 cho thấy, chế độ nhiệt tại khu vực nghiên cứu diễn biến thất thường trong năm, nhiệt độ thấp nhất tới 11,30C và cao nhất tới 41,50C, ảnh hưởng

trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Đồng thời, nhiệt độ cao vào mùa khô nóng còn dẫn đến nguy cơ cháy rừng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác

phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nói riêng và công tác quản lý bảo vệ rừng,

quản lý lâm sản nói chung.

Độ ẩm không khí trên địa bàn trong mùa khô nóng thường rất thấp (35%).

Do vậy nguy cơ cháy rừng trong mùa khô nóng là rất cao. Công tác quản lý bảo vệ

rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa này cũng gặp nhiều khó khăn: Lượng mưa không đồng đều trong năm, tập trung vào tháng 10 và tháng 11 với cường độ mưa lớn và thời gian mưa kéo dài. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sụt

lỡ đất, xói mòn và gây lũ lụt… ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng trong mùa mưa.

3.1.1.5. Thủy văn

Địa bàn thị xã An Nhơn có hệ thống thủy văn chính chảy qua là lưu vực sông Kôn thượng nguồn Tây Nguyên. Nhìn chung chế độ thủy văn của địa phương chịu

sự chi phối của ba yếu tố: chế độ mưa nội vùng, ảnh hưởng của chế độ điều tiết nước của các công trình đầu nguồn, khả năng giữ nước và bổ sung của khu vực. Lượng mưa trung bình năm từ 1.100 – 1.500 mm.

Dòng chảy phân bổ không đều và biến đổi lớn giữa các mùa trong năm. Vào

mùa lũ mô đun dòng chảy toàn bộ lưu vực khoảng 110 – 960/S.Km2. Hệ số dòng chảy từ 0,49 đến 0,72 trung bình 0,62. Mùa mưa lũ lưu lượng dòng chảy lớn, rất

phức tạp và thường gây lũ lụt ngập úng cho vùng hạ nguồn, mùa khô hạn nguồn nước cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân trong vùng. Số giờ nắng trung bình trong ngày là 9,4 giờ/ngày.

Nhìn chung, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, phong

phú có rừng, nhiều sông, hồ, suối, đồng ruộng… cho phép địa phương phát triển

toàn diện các ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 35)