Những nguyên nhân gây khó khăn và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.11. Những nguyên nhân gây khó khăn và bài học kinh nghiệm

Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, Hạt quản lý còn gặp một số khó khăn, tồn tại mà nguyên nhân chính là:

3.2.11.1. Nguyên nhân khách quan

Lực lượng công chức, lao động hợp đồng được biên chế của Hạt là 12 người

bảo vệ 5.281,18 ha rừng. So với diện tích rừng bảo vệ thì lực lượng đã dôi ra so với quy định; nhưng xét về điều kiện lưu thông và tình hình địa bàn thì tương đối mỏng,

Hạt phải sử dụng nguồn vốn ngân sách tự chủ để hợp đồng lực lượng bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó mọi phương tiện hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng còn hạn chế, chưa

kịp thời, nên hiệu quả công tác bảo vệ rừng còn hạn chế.

Diện tích rừng hầu hết nằm ở vùng giáp ranh, địa hình hiểm trở rất khó khăn

cho việc đi rừng kiểm tra, kiểm soát. Trong khi đó, đời sống nhân dân ven rừng chỉ

biết dựa vào rừng để sống. Do đó, tình trạng khai thác, mua, bán, vận chuyển gỗ trái

phép sẽ là điều khó tránh khỏi.

3.2.11.2. Nguyên nhân chủ quan

Hiện tại trên địa bàn, số lượng xưởng chế biến gỗ hoạt động ngày càng nhiều, lượng máy cưa xách tay được nhân dân mua sắm ngày càng tăng. Đó là

những cơ sở tiêu thụ gỗ và công cụ tàn phá rừng rất nhanh chóng.

Việc phối kết hợp với các lực lượng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhìn chung có triển khai, có tổ chức thực

hiện. Song thực chất hiệu quả chưa đạt như mong muốn, mọi bí mật thông tin khi

triển khai nhiệm vụ nhiều khi bị tiết lộ, khi xử lý vụ việc còn nể nang do quen biết.

Tinh thần trách nhiệm của một số công chức, lao động hợp đồng trong công

tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, thiếu tính chủ động và chưa nhiệt tình trong công tác. Mặc dù các nhiệm vụ đã được giao cụ thể, có ký cam kết thực hiện nhưng

tinh thần tự giác chưa cao, có khi còn thể hiện thiếu ý thức với công việc. Khả năng điều hành công việc của một số đồng chí phụ trách trạm còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các đồng chí phụ trách vùng và các bộ phận phòng, ban chưa thường

xuyên kiểm tra, chỉ đạo, chưa có biện pháp kiên quyết trong công tác. Công tác tham mưu còn hạn chế, do đó báo cáo cho lãnh đạo thiếu chính xác.

Công tác quản lý công chức, lao động hợp đồng của trạm còn lỏng lẽo, tình trạng người lao động nghỉ về nhà vẫn xảy ra thường xuyên khi cần lực lượng làm việc lại không có.

3.2.11.3. Những bài học kinh nghiệm

Phải tranh thủ sự lãnh đạo của Thường vụ thị ủy, UBND Thị xã, Chi cục

Kiểm lâm tỉnh Bình Định và sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương 15

xã, phường cùng với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Điều hành quản lý đơn vị phải đảm bảo trên nguyên tắc các quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị đã được tập thể nhất trí.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của các Đảng viên, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá chất lượng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho cán

bộ nhân viên bảo vệ rừng, phát huy tinh thần yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với rừng. Đề cao cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đặc biệt là cá nhân được giao

phụ trách các nhiệm vụ cụ thể.

Thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ và nhân viên, nhất là cán bộ quản lý

cốt cán ở cơ sở. Thực hiện luân chuyển, kiểm tra đánh giá nhận thức và năng lực của

cán bộ cốt cán. Rà soát, sắp xếp bố trí cán bộ có năng lực ngang tầm, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ. Đặc biệt là cán bộ phụ trách vùng và các đồng chí phụ trách trạm.

Cần đào tạo, bố trí các đồng chí thực sự nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm

cao trong công tác, có tinh thần cầu thị, lời nói luôn đi đôi với việc làm, dám chịu

trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao; cần xem xét và đưa ra khỏi các vị trí lãnh

đạo, quản lý những đồng chí nói không đi đôi với làm, làm ít nói nhiều, thiếu tinh

thần và ý thức trong công việc, thường đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vô cảm trước công việc của đơn vị, có tư tưởng cầu an hưởng lạc, có việc làm sai với quy định của luật công chức đối với cán bộ khi thi hành nhiệm vụ.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện

tốt Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công

tác bảo vê rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 66)