Xã Nhơn Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.1. Xã Nhơn Tân

3.3.1.1. Thực trạng triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng

(1) Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Nội dung tuyên truyền: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định

về phòng cháy và chữa cháy rừng; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển

Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 8915/BNN-TCLN ngày 05/11/2014 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 26/01/2015 của

UBND tỉnh Bình Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác

bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR;

- Hình thức tuyên truyền: Phối hợp với Đài Truyền thanh của xã,thường

xuyên phổ biến trên loa phát thanh; phối hợp với Hội, đoàn thể xã .Từ đầu năm đến

nay, tổ chức tuyên truyền kiến thức về bảo vệ rừng, PCCCR; ở 02 thôn Thọ Tân

Bắc, thôn Thọ Tân Nam có 179 lượt người tham gia và trường học có 1.022 các em

học sinh tiểu học,trung học cơ sở .Nội dung tuyên truyền các văn bản có liên quan

đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR; tuyên truyền trên panô, áp phích... ;

- Đối tượng tuyên truyền: Người dân sống ở gần và ven rừng, các giáo viên, học sinh ở các trường học; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCR... ;

(2) Kiện toàn lực lượng chỉ huy tại chỗ

- Kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) thị xã An Nhơn tại Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 02/ 3/2015 và Quyết định ban hành kế hoạch số 30/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND xã Nhơn Tân;

- Trên địa bàn xã có 01 chủ rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ

núi I thuộc Ban QLRPH Vân Canh, có diện tích rừng tự nhiên lớn cũng đã thành lập Ban Chỉ huy BVR-PCCCR;

(3) Xây dựng lực lượng tại chỗ

- Kiện toàn 04 tổ, đội xung kích BVR và PCCCR các thôn, thôn Nam Tượng I, Nam tượng III, thôn Thọ Tân Bắc, thôn Thọ Tân Nam và 01 tổ. đội xung kích

BVR và PCCCR (theo Quyết định số 47, 48, 49, 50, 51, ngày 02/ 3/ 2015 ), có trên

123 người tham gia;

- Xây dựng Phương án Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn

2011 – 2015, của UBND xã Nhơn Tân;

- Ban Chỉ huy BVR-PCCCR xã đã làm việc với các Doanh nghiệp, các đơn

vị ,các chủ rừng trên địa bàn phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa

cháy rừng cũng như huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có

- Thường xuyên tuần tra, canh gác lửa rừng ở những khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, thời tiết, nhiệt độ dự báo cấp cháy rừng cấp III trở lên, khi phát hiện có cháy rừng, kịp thời tổ chức lực lượng tại chỗ dập tắt hoặc báo cáo cho

Ban Chỉ huy các cấp để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

(4) Tuần tra bảo vệ rừng

- Kiểm lâm địa bàn xã Nhơn Tân phối hợp với các lực lượng xã Nhơn Tân tổ

chức tuần tra, truy quét rừng 48 đợt, kết quả: gỡ bỏ 107 cái bẫy thú rừng làm bằng

dây thắng xe đạp, phá hủy 07 lò than, tiêu hủy tại rừng nhiều láng trại.

- Kiểm lâm địa bàn xã Nhơn Tân phối hợp với Ban QLRPH huyện Vân

Canh, UBND xã Nhơn Tân tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng 39 đợt tại tiểu khu

317, 322, 310 xã Nhơn Tân, kết quả: phá hủy tại rừng 01 lò than, tiêu hủy 200 kg

than hầm.

Thực hiện chỉ đạo của Hạt trưởng, kiểm lâm địa bàn xã Nhơn Tân tham mưu

UBND xã xây dựng Kế hoạch bảo vệ rừng, phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ,

công an xã thực hiện Quy chế phối hợp đã phát hiện và xử lý 07 vụ vi phạm.

Lâm sản và phương tiện tịch thu:

+ Gỗ xẻ các loại: 2,971 m3;

+ Xe máy: 01 chiếc;

+ Xe ô tô: 01 chiếc.

Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn quản lý. Đặc biệt, tình hình mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật diễn ra trên

địa bàn xã Nhơn Tân vẫn chưa ngăn chặn triệt để.

(4) Trang bị phương tiện tại chỗ và hậu cần:

- Xây dựng công trình PCCCR như: xây mới 01 bảng dự báo cấp cháy rừng

tại trước trụ sở Trạm Kiểm lâm An Trường ; xây dựng 01 bảng Panô tuyên truyền

bảo vệ rừng tại thôn Thọ Tân Bắc, và một số trang thiết bị, dụng cụ cần thiết khác để phục vụ cho công tác PCCCR;

- Các phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác PCCCR do Hạt Kiểm lâm

thị xã cấp phát cho Tạm Kiểm Lâm An Trường gồm:

+ Cuốc: 14 cây;

+ Rựa : 18 cái;

+ Canh đựng nước : 10 cái;

- Kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR trên địa bàn xã Nhơn Tân năm 2015,

vốn ngân sách trích một phần kinh phí hỗ trợ công tác PCCC rừng;

(5) Các công trình phục vụ cho công tác phòng cháy rừng:

- Đã xây dựng và đưa vào hoạt động 01 chòi canh lửa rừng tại Trạm Kiểm lâm An Trường;

- 01 bảng dự báo cấp cháy rừng tại trước trụ sở Trạm Kiểm lâm An Trường.

- Nhiều bảng panô tuyên truyền bảo vệ rừng và bảng cấm lửa được bố trí hầu

hết ở các thôn có rừng, trong rừng tự nhiên;

- Ở hầu hết các diện tích rừng tập trung đều có đường băng trắng cản lửa

(chủ yếu là băng trắng tận dụng đường vận chuyển, vận xuất);

(6) Công tác theo dõi cấp dự báo cháy rừng

- Cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên bảng dự báo cấp cháy rừng cho mọi người được biết và phòng cháy;

(7) Chế độ báo cáo

Ngoài việc báo cáo định kỳ, khi có xảy ra cháy rừng thì người phát hiện đám cháy báo cho Ban Chỉ huy BVR-PCCCR xã, tổ chức huy động lực lượng và phương tiện tại chỗ chữa cháy. Khi vượt quá tầm kiểm soát của xã, thì báo cáo Ban Chỉ huy BVR-PCCCR thị xã (thông qua Hạt Kiểm lâm) để tăng cường lực lượng, phương tiện;

Mọi thông tin về đám cháy như: loại rừng, vị trí, địa điểm, số lượng lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và ước tính thiệt hại phải được thống kê và

báo cáo đầy đủ theo hình thức báo cáo nhanh;

Báo cáo kết quả việc chữa cháy và khắc phục hậu quả sau khi xảy ra

cháy rừng;

3.3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân công tác quản lý bảo vệ rừng

(1) Thuận lợi

- Công tác PCCCR đã được Đảng, Nhà nước quan tâm; các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể phối hợp triển khai đồng bộ, nhất là công tác tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR và các văn bản có liên quan; - Nhận thức của các chủ rừng và người dân về công tác PCCCR đã được

nâng lên, thu nhập từ nghề rừng được cải thiện, góp phần thực hiện tốt công tác bảo

- Kiểm lâm địa bàn ngày càng làm tốt chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho

UBND các xã, kiện toàn Ban Chỉ huy BVR-PCCCR, lập kế hoạch bảo vệ rừng và

PCCCR, đồng thời đôn đốc các chủ rừng chủ động làm tốt công tác PCCCR;

- Trang thiết bị cho công tác PCCCR đã được UBND xã bố trí kinh phí. (2) Khó khăn

- Nhận thức của người dân về PCCCR có nơi còn hạn chế, một số người dân

hoạt động trồng rừng, khai thác rừng trồng, xử lý thực bì…; một số hộ dân sống ở

gần rừng và ven rừng còn bất cẩn trong việc sử dụng lửa ở trong rừng, ven rừng;

một số người tự ý vào rừng đào lấy phế liệu, đốt ong … rất dễ gây ra cháy rừng, gây khó khăn cho công tác PCCCR;

- Kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR chưa đúng mức, nhu cầu mua sắm

các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện để phục vụ cho công tác PCCCR còn nhiều

hạn chế.

(3) Nguyên nhân

- Một số chủ rừng chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác PCCCR; kế

hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đã được xây dựng chưa quyết liệt, đôi khi còn mang tính hình thức;

- Một số ít ngành, hội, đoàn thể ở một số xã, thôn, chưa thực sự chung tay

cùng Kiểm lâm địa bàn trong công tác PCCCR, coi công tác PCCCR là của lực lượng Kiểm lâm;

- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hanh khô, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn so với nhiều năm trước, nên nguy cơ gây cháy rừng là rất lớn, gây khó khăn cho công tác PCCCR;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 66 - 70)