Cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn

Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn có 12 công chức và lao động hợp đồng, trong đó: 09 công chức và 03 lao động hợp đồng.

-Văn phòng Hạt:

+ Lãnh đạo Hạt gồm 03 người: 01 Hạt trưởng và 02 Phó Hạt trưởng, Hạt trưởng là người phụ trách chung; Phó Hạt trưởng được phân công phụ trách hành

Hạt trưởng Hạt phó Bộ phận TT-PC Bộ phận QLBVR Bộ phận Hành chính tổng hợp Trạm Kiểm lâm An Trường

chính – tổng hợp, quản lý bảo vệ rừng, phụ trách Tổ Kiểm lâm cơ động Hạt và kiểm

lâm phụ trách địa bàn.

+ Bộ phận giúp việc: Quản lý bảo vệ rừng, thanh tra pháp chế, Hành chính tổng hợp (Văn thư lưu trữ, Kế toán, Lái xe, Thủ quỹ…).

- Lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng: Trạm Kiểm lâm An Trường (03 người) và 01 Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR của Hạt.

Bảng 3.7. Phân bố lực lượng Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn

TT Địa điểm

Tổng số (người)

Trình độ chuyên môn

Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Văn phòng 09 01 06 01 01

2 Trạm Kiểm lâm An Trường 03 01 02

Tổng số 12 01 08 01 02

(Nguồn: Hồ sơ cán bộ, công chức của Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn)

Như vậy, theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thì bình quân 1.000 ha rừng có 01 biên chế kiểm lâm (giai đoạn 2011 – 2015). Do đó, theo quy định của các văn bản trên thì biên chế của Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn được giao quản lý 6.455,93 ha, phải có 6 biên chế. Nhưng do đặc thù về địa bàn

tương đối phức tạp, do là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường quan trọng, thuận

tiện cho việc mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật nên trên địa bàn Hạt Kiểm

lâm thị xã An Nhơn quản lý được giao 09 công chức và 03 hợp đồng lao động.

Việc luân chuyển, bố trí cán bộ được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định bố trí

theo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị; được tổ chức thường xuyên; thời gian công tác tính để luân chuyển đối với Hạt trưởng, Hạt phó là 5 năm, và các bộ

phận chuyên môn là 3 năm ở một đơn vị công tác và cũng tùy theo tình hình cụ thể

của đơn vị mà luân chuyển, điều động trước thời gian quy định.

3.2.1.2. Chức năng

- Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn là đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác quản

lý, bảo vệ rừng trên diện tích được giao. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp

- Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3.2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tham mưu cấp thẩm quyền bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về

bảo vệ rừng và phát triển rừng ở địa phương

-Tham mưu cho UBND thị xã An Nhơn ban hành các văn bản chỉ đạo

thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR; kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề

cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của thị xã; chỉ đạo

các xã, phường có rừng kiện toàn BCH, các tổ đội BVR, PCCCR thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ;

-Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương kiện

toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy

rừng của xã, phường; xây dựng và củng cố các tổ, đội xung kích trong công tác bảo

vệ rừng và PCCCR;

-Tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai các biện pháp bảo vệ rừng đạt hiệu quả và xử lý vi phạm đúng pháp luật.

Tổ chức chỉ đạo bảo vệ rừng ở địa phương

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng

và phát triển rừng dưới nhiều hình thức; phát huy vai trò và nâng cao năng lực của

Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã;

-Tăng cường hoạt động của Đoàn Kiểm tra liên ngành của thị xã; rà soát, bổ sung phương án kiểm tra, truy quét rừng, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng người dân vào rừng khai thác gỗ, phá rừng, săn bắt động vật rừng hoang dã trái phép và rà soát quy chế phối hợp, tổ chức lực lượng, phương tiện PCCCR đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng có thể xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ;

-Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg, Chỉ thị số 298/CT-TTg, Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị

số 3714/CT-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ thị số

18/CT-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Bình Định;

- Hướng dẫn lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, bảo vệ tốt diện tích

rừng được nhà nước giao, ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác trái phép lâm sản

trong các khu rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý;

- đ) Tiếp tục tăng cường kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 01/2012/TT-

của Bộ NN&PTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm

sản, yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm sản trên địa bàn thực hiện đúng theo quy định của Thông tư;

- Duy trì chế độ họp giao ban giữa lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ và Công an trong công tác phối hợp bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phường;

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững vốn rừng hiện có, đảm

bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển rừng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn để giữ vững an ninh quốc phòng.

 Công tác thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và quản lý gây nuôi động vật rừng hoang dã.

- Tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp năm 2016 và kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật rừng hoang dã trên địa

bàn thực hiện đúng theo quy định, kịp thời báo cáo kết quả lên cấp trên;

- Tiếp tục hướng dẫn khai thác chính, tận dụng và tận thu lâm sản theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Bảo đảm chấp hành pháp luật về Bảo vệ và Phát triển rừng ở địa phương

- Các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng phải được phát hiện và xử

lý kịp thời, đúng pháp luật; tiếp tục xử lý các vụ việc tồn đọng;

- Các vụ vi phạm vượt thẩm quyền phải báo cáo kịp thời lên cấp trên để

theo dõi, chỉ đạo và xử lý;

- Trong khi thi hành công vụ cần phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự; đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, ngăn chặn có

hiệu quả tình trạng chống người thi hành công vụ.

 Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

- Tăng cường phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể, các địa phương và các

chủ rừng tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR; - Triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân thông

qua các buổi họp thôn, xóm, khu vực và tuyên truyền trên Đài Truyền thanh của thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt kiểm lâm thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 45 - 49)