3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2.7. Công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản
Hiện tại thị xã An Nhơn vẫn có một số vùng trọng điểm về vận chuyển, buôn
bán lâm sản trái phép tồn tại từ rất lâu. Điều này chính quyền địa phương và các cơ
quan chức năng biết và đã tổ chức các đợt truy quét, song mọi chuyện chỉ tạm lắng
xuống trong thời gian ngắn, sau đó nạn mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn
tiếp tục diễn ra. Vùng trọng điểm về mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép là xã
Nhơn Tân; gỗ được khai thác từ địa bàn huyện Vân Canh rồi vận chuyển qua địa
bàn xã Nhơn Tân, để đi các nơi tiêu thụ.
Địa bàn thị xã An Nhơn không có điểm tập kết gỗ, không có điểm nóng, nhưng vẫn là địa bàn tương đối phức tạp về mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn thị xã An Nhơn cũng đã được Hạt Kiểm lâm thị xã xác định.
Hình 3.3. Tuần tra rừng của Hạt kiểm lâm An Nhơn
Các hình thức vận chuyển lâm sản trái phép của lâm tặc ngày càng tinh vi
hơn trước nhiều. Dưới hình thức kinh doanh vận chuyển bằng xe ô tô khách du lịch,
lâm tặc sử dụng các loại xe cỡ nhỏ để vận chuyển lâm sản qua Trạm Kiểm lâm và Trạm Ban quản lý bảo vệ rừng Hồ Núi I vào giờ ăn trưa, ăn tối hoặc gần sáng. Khó khăn của lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng và phương tiện đuổi bắt các đối tượng
vận chuyển lâm sản quá thiếu thốn, trong khi hầu hết các “lâm tặc” thường sử dụng
các loại xe phân khối lớn, canh gác đường, sẵn sàng chèn ép xe của người thi hành công vụ nên rất khó đuổi kịp dù đã phát hiện dấu hiệu sai phạm.
Tình trạng người vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng (lâm tặc) chống đối người thi hành pháp luật ngày càng diễn ra gay gắt và phức tạp. Lâm tặc vào rừng
khai thác gỗ, vận chuyển ngang nhiên, khi bị phát hiện nếu không chạy thoát thì quay lại hành hung; có khi ngang nhiên đánh trả người thi hành công vụ, chửi bới,
mạt sát đe dọa lực lượng thi hành nhiệm vụ xảy ra thường xuyên.
Nội dung phương án bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm thị xã đưa ra là: Các xã,
phường đã có quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân canh tác đúng vị trí, ranh giới được hoạch định để tránh tình trạng lấn chiếm đất rừng, đất trồng rừng. Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn
Vân Canh, các tổ chức, hộ gia đình được giao rừng và đất phải thường xuyên tuần
tra bảo vệ rừng trên lâm phần được giao để phát hiện hành vi khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép thì xử lý kịp thời.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ
thị xã An Nhơn, trực tiếp là UBND thị xã An Nhơn và sự phối hợp của các cơ quan,
ban, ngành, chính quyền địa phương trên địa bàn, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn Vân Canh đã tích cực tổ chức, triển khai, thực hiện văn bản, chính sách trên. Tuy nhiên tình trạng mua, bán, vận chuyển các loại lâm sản trái phép vẫn thường
xuyên xảy ra trên địa bàn, trong đó nổi là tình trạng vận chuyển gỗ từ rừng đầu
nguồn Hồ Núi I thuộc huyện Vân Canh qua địa bàn thị xã An Nhơn.
Các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong năm 2011 - 2015 trên
địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn quản lý được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 3.12. Sốlượng các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng
TT Hình thức vi phạm Tổng số (vụ) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Vận chuyển lâm sản trái phép 13 03 03 03 04 02
2 Mua, bán, cất giữ lâm sản
trái phép 06 04 01 01
3 Vi phạm thủ tục 03 03
4 Nuôi, nhốt động vật trái phép 02 02
5 Vô chủ 70 12 08 09 25 36 42
Tổng cộng 138 19 12 14 29 40 44
(Nguồn: từ Bộ phận TTPC của Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn)
Qua Bảng 3.12 cho thấy số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn thị xã do Hạt
Kiểm lâm thị xã An Nhơn năm sau cao hơn so với năm trước, chủ yếu là các vụ không có người nhận (vô chủ) và một số chủ yếu vi phạm về mua, bán, vận chuyển
lâm sản trái phép. Chỉ có 01 vụ về chống người thi hành công vụ đã được tòa xét xử
09 tháng tù treo. Tuy nhiên, hiện tượng chống người thi hành công vụ vẫn còn âm
ỷ, chưa lớn nhưng ở mọi lúc, mọi nơi qua các hình thức như cản trở, lăng mạ... cán
bộ bảo vệ rừng.
Thu nộp ngân sách hàng năm cao, từ tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền
Bảng 3.13. Số tiền thu nộp ngân sách qua các năm Đvt: triệu đồng TT Nguồn nộp ngân sách Tổng số Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tiền phạt 265,5 49,5 55 97 58 6 30 2 Tiền bán lâm sản,
phương tiện phát mãi 1.014,8 223 115 185,7 95,1 396 836
Tổng cộng 2.146,3 272,5 170 287,7 153,1 402 866
(Nguồn: từ Bộ phận TTPC của Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn)
Kết quả tuần tra, kiểm tra, truy quét của Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn qua các năm đã bắt giữ được số lượng lớn lâm sản và các phương tiện sử dụng khai
thác, vận chuyển trái phép lâm sản (bảng 3.14)
Bảng 3.14. Số lượng lâm sản, phương tiện bị bắt giữ từ năm 2011 - 2016
TT Hạng mục Đvt Tổng
Số lượng qua các năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Vi phạm lâm luật Vụ 138 19 12 14 29 40 44 2 Lâm sản, phương tiện
2.1 Lâm sản - Gỗ các loại m3 83,203 9,326 10,12 9,417 21,74 32,61 27,6 - Động vật rừng Kg 173,5 3,5 25 145 2.2 Phương tiện - Xe ô tô Chiếc 04 01 03 02 - Xe máy Chiếc 26 02 14 10 26 - Xe ba gác máy Chiếc 01 01 - Xe đạp Chiếc 03 03
- Máy cưa xăng Cái 03 03
Tuy nhiên, công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng của
Hạt và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chưa xử lý nghiêm túc, còn mang tính chất phạt cảnh cáo, răn đe do nể nang, ngại va chạm, sợ bị trả thù nên hiệu quả không cao. Chính vì vậy, có nhiều đối tượng vi phạm nhiều lần, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị.