Vai trò của probiotic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 28 - 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.4. Vai trò của probiotic

Probiotic tác dụng rất có lợi đối với cơ thể con người và động vật như:

- Probiotic giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột bình thường, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ các loại thức ăn. Đối với gia súc nhai lại, probiotic còn giúp hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển và hoạt động tốt hơn.

- Trung hòa độc tố ruột.

- Kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển khả năng miễn dịch ở gia súc non chống lại những kháng nguyên có thể gây ra những phản ứng viêm .Ức chế hoặc có thể tiêu diệt được các vi sinh vật có hại. Làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi đối với vật nuôi, phòng chống các dịch bệnh thường gặp, nhất là bệnh phân trắng ở heo con do vi khuẩn E. coli gây ra.

Nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (2002), về tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm EM1 (do Nhật Bản sản xuất) cho thấy: chế phẩm này có tác dụng ức chế E.coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus,

Clostridium perfringens, Sarcina lutea. Sau khi dùng chế phẩm EM1 trộn với thức ăn

cho heo (khoảng 109 CFU/kg thức ăn), kết quả kiểm tra số lượng E.coli trong 1g phân heo đã giảm 7% ở heo từ 1 - 21 ngày tuổi, giảm 5,3% ở heo từ 22 - 60 ngày tuổi.

- Khả năng gắn vào tế bào ruột nhằm loại bỏ hay hạn chế sự gắn của các tác nhân gây hại.

- Tồn tại lâu dài và sinh sản nhanh.

- Tạo ra các acid, H2O2 và các Bacterion chống lại sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

- An toàn, không lan truyền rộng, không gây ưng thu và không gây bệnh. - Giúp ích cho tiêu hóa thức ăn đặc biệt một số loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K. Có thể làm giảm cholestrol trong máu nếu sử dụng liều cao và thường xuyên. Giúp cải thiện được tình trạng không sử dụng được đường Lactose. Gần đây rất có nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ mang thai dùng thuốc có chứa Lactobacillus, sau khi sinh tiếp tục dùng thời gian cho con bú có thể giúp trẻ

ngừa được một số bệnh dị ứng như eczema.

- Làm cho gia súc, gia cầm mái mắn đẻ hơn, tăng chất lượng thịt và tăng năng suất chăn nuôi (Lương Đức Phẩm, 2007).

Lã Văn Kính (1998) đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi sử dụng các chế phẩm probiotic trên gà đẻ và gà thịt với kết quả như sau: Đối với gà đẻ, sản lượng trứng tăng 5% ở mức bổ sung 100mg probiotic/kg thức ăn.

Đối với gà thịt, tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn thấp hơn đối chứng. Đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn đã cải thiện 2% khi bổ sung hỗn hợp L. acidophilus và

S.faecium 2x109 CFU/kg thức ăn cho gà thịt.

Đặc biệt, dùng chế phẩm probiotic hòa vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi sẽ làm giảm hoặc làm mất mùi hôi thối gây ô nhiễm chuồng trại chăn nuôi. Có thể dùng dạng dịch pha loãng phun trực tiếp lên cơ thể vật nuôi như chó, lợn,…sẽ mất mùi thối, phun trực tiếp vào bầu vú con cái khi cho con bú sẽ tránh bị nhiễm khuẩn có hại (Lương Đức Phẩm, 2007).

Tóm lại, probiotic đã trở thành sản phẩm hữu hiệu, là bạn đồng hành của người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)