Một số nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 34 - 36)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Một số nghiên cứu ở trong nước

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và cs (2016), khi bổ sung 0,1% probiotic Bacillus vào khẩu phần ăn của lợn đã cải thiện được khả năng ăn vào, sinh trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng. Việc bổ sung Bacillus probiotic vào khẩu phần đã cải thiện được lượng thức ăn ăn vào và sự tăng khối lượng bình quân hàng ngày tương ứng là 8,86% và 17,03%. Việc sử dụng thức ăn được bổ sung Bacillus probiotic đã mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lần lượt tương ứng là 6,4% và 4,35%.

Lê Thị Mến và cs (2014), nghiên cứu sử dụng chế phẩm men vi sinh lên năng suất của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chế phẩm men vi sinh Sotizyme với thành phần trong 1 kg sản phẩm: Bacillus subtilis (108 CFU), Lcatobacillus acidophillus (108 CFU), Amylase (104 IU), Lipase (104 IU),

Protease (104 IU) và Phytase (103 IU). Với liều bổ sung đối với heo con 5g/1kg thức ăn, và 3g/kg thức ăn heo nái đã mang lại kết quả khả quan. Khi mức ăn của heo con (kg/ổ) cũng được cải thiện ở tuần thứ 4. Tỉ lệ tiêu chảy của heo con ở nhóm Sotizyme (2,9%) cũng thấp hơn so với đối chứng (5,3%). Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y đối với heo con ở nhóm Sotizyme (135%) cao hơn đối chứng (100%).

Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (2010), nghiên cứu sử dụng bổ sung chế phẩm đa enzyme (EV) (gồm: α-Amylase (2209 IU/g); Protease (108 IU/g); Cellulase (1116 IU/g); β-Glucanase (200 BGX/g); Xylanase (1000 IU/g) và chế phẩm probiotic-enzyme (PEV) (gồm: Bacillus subtilis (H4); Saccharomyces boulardi (SB);

Enterococcus faecium (6H2); Pediococcus pentosaceus (D7); Lactobacillus fermentum

(NC1) với mật độ 108

cfu/g và các enzyme tiêu hóa với chủng loại và hoạt tính enzyme như trên vào thức ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn từ 5,2 đến 8,8% (đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa đến 20 kg, mức độ cải thiện đạt 13,6%), giảm tiêu tốn thức ăn từ 7,1% đến 9,3%; giảm chi phí thức ăn từ 6,1% đến 7,4%.

Nguyễn Thị Minh Thuận (2011) nghiên cứu một số hỗn hợp probiotic đến tiêu hóa, sinh trưởng, phòng chống tiêu chảy ở lợn con giai đoạn sau cai sữa (21 - 56 ngày tuổi), đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô nitơ và lợn con giai đoạn sau cai sữa. Đồng thời đã làm tăng sinh trưởng tích lũy tương ứng tăng 8,49; 6,48 và 7,95% so với lô ĐC). Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm rõ rệt và chi phí thức ăn cũng giảm ở các lô sử dụng chế phẩm probiotic.

Nguyễn Quang Tuyên và cs (2000), khi nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật probiotic Lactobacillus acidophilus trong việc phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 21 - 60 ngày tuổi kết quả cho thấy rằng: Lợn ở 45 ngày tuổi lô thí nghiệm (TN) đạt 9,96kg, lô ĐC chỉ đạt 9,49kg. Sang đến giai đoạn 60 ngày tuổi lô TN đạt 17,19kg, lô ĐC chỉ đạt 14,89kg. Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy ở lô TN chỉ có 13,3% trong khi lô ĐC lên đến 41,1%.

Trần Quốc Việt và cs (2007), khi bổ sung chế phẩm Probiotic được sản xuất từ 2 chủng vi khuẩn lactic (Enterococcus faecium - 6H2; Lactobacillus acidophilus- C3) và một chủng Bacillus (Bacillus subtilis - H4) có hiệu quả rõ rệt với lợn con giai đoạn từ sau cai sữa 21 đến 60 ngày tuổi cả về khả năng tiêu hoá thức ăn (tỷ lệ tiêu hoá tăng từ 3,4- 6%) tốc độ sinh trưởng tăng (11,9%), hiệu quả chuyển hoá thức ăn (giảm tiêu tốn thức ăn 5,3%).

Đậu Ngọc Hào và cs (2000), đã tiến hành bổ sung chế phẩm Saccharomyces cerevisiae cho lợn con sau cai sữa. Kết quả cho thấy, sau 14 ngày thí nghiệm, lô thí

nghiệm tăng trọng so với lô đối chứng là 103%, sau 21 ngày là 102%, sau 35 ngày là 102%. Như vậy khi bổ sung 1% chế phẩm nấm men Saccharomyces cerevisiae thì khối lượng trung bình của lợn con sau cai sữa ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối

chứng. Ngoài việc giúp cho tăng trọng của lợn con thì việc sử dụng chế phẩm

Saccharomyces cerevisiae còn giảm được phần nào lượng thức ăn tiêu tốn. Ở lô có bổ

sung 1% chế phẩm vào thức ăn thì lượng thức ăn tiêu tốn cho một con lợn trong 17 ngày ít hơn so với lô đối chứng 1,5 kg thức ăn và trong 25 ngày ít hơn 1,1 kg.

Phạm Tất Thắng (2010), bổ sung probiotic với các chủng Lactobacillus acidophilus và Streptococcus faecium vào thức ăn có tác dụng tốt trong việc kích thích

tăng trưởng cho lợn thịt. Mức bổ sung từ 0,03% đến 0,04% probiotic có tác dụng làm giảm lượng E.coli trong phân từ 1,95 - 2,63 triệu CFU/gam, cải thiện tăng trọng

1,82%, tiêu tốn thức ăn giảm 2,13%, chi phí thức ăn giảm từ 0,88% đến 1,91% và giảm 41,5% tỷ lệ số lợn con tiêu chảy của lợn so với đối chứng. Không có sự khác biệt thống kê giữa bổ sung probiotic với bổ sung kháng sinh chlortetracycline.

Trần Thị Mỹ Trang (2006), khi nghiên cứu sử dụng chế phẩm PSP01 với liều 109 cfu/g thức ăn kết hợp với enzym α-amylase và protease vào thức ăn làm tỷ lệ tiêu chảy cho heo con trong giai đoạn cai sữa đã có tác dụng làm giảm 42,87% - 62,89% tỷ lệ tiêu chảy ở heo con so với lô đối chứng. Đồng thời tốc độ tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao hơn so với khẩu phần lô đối chứng không bổ sung chế phẩm sinh học.

Tạ Thị Vịnh và ctv (2002), đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm Vitom 3 (Bacillus

subtilis chủng VKPMV - 7092) để phòng trị bệnh phân trắng cho heo con, ghi nhận

rằng Vitom 3 đã có tác dụng kích thích tăng trọng, phòng bệnh heo con phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh giảm 11%, tỷ lệ khỏi bệnh 100% và không có heo bị tái phát.

Kết quả nghiên cứu của Bạch Quốc Thắng và cs (2010), nghiên cứu sử dụng probiotic hỗn hợp Lactobacillus acidophillus, L. sporogenes và L. kefix với liều bổ sung 2kg/1 tấn đến tăng trưởng và tiêu chảy từ sơ sinh đến cai sữa thì việc bổ sung chế phẩm đã làm giảm tỷ lệ heo con tiêu chảy xuống 27% (187 - 343 con). Đồng thời, vi khuẩn E. coli có mật độ 104

CFU/g chất chứa hậu môn ở 21 ngày tuổi giảm xuống 33% so với lô đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)