3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.3. Biến đổi giá trị pH theo thời gian bảo quản
Sự biến đổi pH theo thời gian bảo quản của bã đậu nành được xử lí bởi Bacillus
subtilis DC5 với Lactobacillus plantarum N5 với các tỷ lệ phối trộn khác nhau, được
biểu thị bằng độ họa qua hình 3.3.
Hình 3.3. Sự biến đổi giá trị pH theo thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường khi
phối trộn bã đậu nành đã được xử lý bởi B. subtilis DC5 và L. plantarum N5 (1:01, 1:02, 2:01 và 0:01 là tỷ lệ giữa bã đậu nành đã được xử lý bởi B. subtilis DC5 và L. plantarum N5) Ho ạt đ ộ p ro tea se ( H P/g)
Thời gian bảo quản (ngày)
Thời gian bảo quản (ngày)
Kết quả về sự biến đổi của pH theo thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường khi phối trộn bã đậu nành được xử lí bởi bởi Bacillus subtilis DC5 với Lactobacillus plantarum N5, thấy rằng ngược lại với mẫu đối chứng, giá trị pH trong tất cả các mẫu
okara đã được xử lý vi sinh vật và phối trộn theo các tỷ lệ khác nhau đều giảm nhẹ trong quá trình bảo quản (Hình 3.3).
So với mẫu chỉ có chủng vi khuẩn lactic, pH của các mẫu còn lại (có sự phối trộn giữa Bacillus subtilis DC5 với Lactobacillus plantarum N5 có sự biến đổi tương tự nhau sau 7 ngày bảo quản. Bã đậu nành được xử lí bởi Bacillus subtilis DC5 với
Lactobacillus plantarum N5 theo tỷ lệ 2:1 sau 15 ngày bảo quản giá trị pH đã giảm
theo thời gian bảo quản (5,397 - 3,814).
Như vậy, điều đó chứng tỏ rằng khi được phối trộn với mẫu có xử lý bởi
Bacillus subtilis do có sự hỗ trợ thủy phân carbohydrate bởi hệ enzyme ngoại bào thành các hợp chất đơn giản đã thúc đẩy quá trình lên men lactic của Lactobacillus plantarum.
Từ các kết quả về sự biến đổi pH cho thấy vai trò kéo dài thời gian bảo quản của vi khuẩn lactic, như vậy đã ngăn chặn được sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giúp cho quá trình bảo quản mẫu được lâu hơn.
Như vậy, qua kết quả ở các chỉ tiêu nghiên cứu của các mẫu có bổ sung hỗn hợp
Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum đều cho kết quả tốt, tuy nhiên thông qua
các chỉ tiêu nghiên cứu thì mẫu bã đậu nành phối trộn hỗn hợp Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum theo tỷ 2:1 tốt nhất, chính vì vậy đã sử dụng tỷ lệ phối trộn
này vào thí nghiệm 2.
3.2. KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG HỖN HỢP
CHẾ PHẨM PROBIOTIC (BACILLUS SUBTILIS VÀ LACTOBACILLUS
PLANTARUM) TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN HIỆU QUẢ SINH
TRƯỞNG CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA VÀ LỢN THỊT
3.2.1. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn giai đoạn I (7 - 20kg) và giai