3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic (Bacillus subtilis
subtilis và Lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức đến hiệu quả sinh
trưởng của lợn con sau cai sữa và lợn thịt
Thí nghiệm tiến hành trên 3 giai đoạn nuôi lợn, giai đoạn I từ 7 - 20kg, giai đoạn II từ 20 - 50kg và giai đoạn III từ 50 - 80kg. Trong đó hỗn hợp chế phẩm probiotic (Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum) chỉ bổ sung vào khẩu phần thức ăn ở hai giai đoạn đó là giai đoạn I (7 - 20kg) và giai đoạn II (20 - 50kg). Giai đoạn III (50 - 80kg) thì không bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và
Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn
2.2.2.1. Động vật và chuồng trại thí nghiệm
a. Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 36 con lợn F1 (Large White x Móng Cái) có cùng độ tuổi, cùng giống và có khối lượng trung bình 7,5 kg ± 0,12. Trước khi đưa vào thí nghiệm thì lợn có sức khỏe tốt, không mắc bệnh.
b. Chuồng trại
Lợn con giai đoạn sau cai sữa được nuôi chuồng có sự phân lô, nền chuồng xi măng, lợn được uống nước bằng vòi tự động, có máng ăn đảm bảo diện tích cho heo ăn bình thường. Chuồng nuôi đảm bảo sự thông thoáng, tránh gió lùa.
2.2.2.2. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô, so sánh, đảm bảo đồng đều về giống, giới tính, khối lượng bắt đầu thí nghiệm và chăm sóc nuôi dưỡng giữa các nghiệm thức.
Đối với giai đoạn I (7 - 20kg): Khảo sát ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn lợn con sau cai sữa.
- Thí nghiệm được tiến hành trên 36 lợn con được bố trí ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm, trong đó lô đối chứng không bổ sung hỗn hợp Bacillus subtilis và
Lactobacillus plantarum vào khẩu phần ăn và 3 lô thí nghiệm còn lại bổ sung 3 mức
hỗn hợp Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum khác nhau là 1x108CFU, 2x108CFU, 3x108CFU/gram TĂ trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn con sau cai sữa (giai đoạn 7 - 20kg). Mỗi lô thí nghiệm gồm 9 con lợn (trong đó có 6 lợn đực và 3 lợn cái) với 3 lần lặp lại (3 con lợn/1 ô chuồng).
Kí hiệu của mỗi lô thí nghiệm như sau:
- CT0 (khẩu phần lô đối chứng): Khẩu phần cơ sở gồm bột ngô, tấm gạo tẻ, cám gạo, bột sắn và thức ăn đậm đặc.
- CTBL1: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 1 (1x108 CFU/gram thức ăn).
- CTBL2: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 2 (2x108CFU/gram thức ăn).
- CTBL3: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 3 (3x108CFU/gram thức ăn).
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm giai đoạn I (7 - 20kg)
Nghiệm thức Kí hiệu Số chuồng nuôi Số lợn / 1 ô chuồng Tỷ lệ đực/ cái
1 CT0 3 3 2:1
2 CTBL1 3 3 2:1
3 CTBL2 3 3 2:1
4 CTBL3 3 3 2:1
Đối với giai đoạn II (20 - 50kg) và giai đoạn III (50 - 80kg):
Sau khi khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn nuôi từ 7 - 20kg, mỗi lô thí nghiệm chọn 3 con, sức khỏe bình thường và khối lượng trung bình từ 18 - 20kg. Với tổng số 12 con lợn để giết mổ (1 lợn con/1 lần lặp lại) lấy chất chứa ở trong ruột non (phần hồi tràng) và chất chứa trong ruột già (phần manh tràng).
Số lợn còn lại, 24 con sẽ tiếp tục tiến hành thí nghiệm bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn ở giai đoạn II từ 20 - 50kg và giai đoạn III từ 50 - 80kg (không bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm tương tự như giai đoạn I từ 7 - 20kg. Tuy nhiên khẩu phần cơ sở gồm: bột ngô, cám gạo, bột sắn và thức ăn đậm đặc.
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở giai đoạn II và giai đoạn III
Nghiệm thức Kí hiệu Số chuồng nuôi Số lợn/ 1 ô chuồng Tỷ lệ đực/cái
1 CT0 3 2 1:1
2 CTBL1 3 2 1:1
3 CTBL2 3 2 1:1
2.2.2.3. Phương pháp thu mẫu và xử lí mẫu
Kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn nuôi từ 7 - 20kg, chọn 12 con lợn để giết mổ (1 lợn con/1 lần lặp lại) lấy chất chứa ở trong ruột non và chất chứa trong ruột già để khảo sát quần thể vi sinh vật thể hiện trên mật độ (CFU/g) của vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn Lactobacillus sp., vi khuẩn Bacillus sp. và vi khuẩn E.coli.
Việc định danh và đếm các vi sinh vật được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu vi sinh vật được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa vi sinh - Bệnh viện TW Huế.
- Phương pháp lấy dịch:
Giết mổ heo theo phương pháp chọc giò, trước khi đem lợn vào giết mổ lợn được gây mê và gây tê cục bộ tránh trường hợp vận động trong quá trình giết mổ gây xáo trộn trong đường tiêu hóa. Đảm bảo con vật ở trạng thái yên tĩnh trong suốt quá trình giết mổ.
+ Đối với các chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Lactobacillus sp, vi khuẩn Bacillus sp và vi khuẩn E.coli, sau khi xác định được vị trí thu dịch, dịch được dồn lại
và dùng xilanh nhựa 10ml để thu mẫu. Trên mỗi xilanh được kí hiệu theo từng lô thí nghiệm, từng ví trí lấy và bảo quản ở nhiệt độ lạnh để phân tích các chỉ tiêu trên. Quy trình phân tích được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu vi sinh.
+ Đối với chỉ tiêu xác định vi sinh vật yếm khí: Phần chất chứa ở trong ruột non (hồi tràng) và ruột già (manh tràng) sẽ sử dụng bơm tiêm đã đánh số theo các lô thí nghiệm hút phần chất chứa đó, sau đó bảo quản ở nhiệt độ lạnh và phân tích theo phương pháp nghiên cứu vi sinh.
2.2.2.4. Thức ăn và khẩu phần thí nghiệm
a. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm lô đối chứng gồm các loại thức ăn như bột ngô, bột sắn, cám, tấm gạo tẻ, thức ăn đậm đặc và được phối trộn theo công thức. Thành phần hóa học của các loại thức ăn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Thành phần hóa học ước tính của các loại thức ăn trong khẩu phần (% VCK)
Loại thức ăn DM CP EE CF Mineral ME(Kcal/kg
VCK) Bột ngô 86,5 7,88 3,7 3,21 1,19 3279 Tấm gạo tẻ 87,0 9,5 1,9 0,8 2,1 3061 Bột sắn 87,69 1,62 1,89 3,10 2,88 3142 Cám 88,26 14,20 12,10 8,96 7,56 2555 Thức ăn đậm đặc 96,00 46,00 10,91 9,00 25,56 3100
Trong đó:
Cám gạo: Được mua từ hộ xay xát tại địa phương, cám có màu hơi nâu vàng và có mùi thơm của cám. Trong suốt quá trình nuôi chỉ sử dụng một loại cám duy nhất.
Bột sắn, bột ngô, thức ăn đậm đặc được mua từ một cơ sở sản xuất thức ăn trong suốt quá trình thí nghiệm.
b.Khẩu phần thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với 4 lô thí nghiệm ở 4 mức bổ sung hỗn hợp probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum bổ sung vào khẩu thức ăn nuôi lợn sau cai sữa theo các giai đoạn như sau:
- CT0 (khẩu phần lô ĐC): Khẩu phần cơ sở ở giai đoạn I lợn từ 7 - 20kg: gồm bột ngô, cám gạo, bột sắn, tấm gạo tẻ và thức ăn đậm đặc.
- Khẩu phần cơ sở ở giai đoạn II (20 - 50kg) và giai đoạn III (50 - 80kg): gồm bột ngô, cám gạo, bột sắn, và thức ăn đậm đặc.
- CTBL1: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 1 (1x108 CFU/gram thức ăn).
- CTBL2: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 2 (2x108CFU/gram thức ăn).
- CTBL3: Khẩu phần cơ sở có bổ sung hỗn hợp vi sinh vật mức 3 (3x108CFU/gram thức ăn).
Trong đó: BL là hỗn hợp Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum với tỷ lệ trộn 2:01 (2 Bacillus subtilis +1 Lactobacillus plantarum).
Thức ăn cho mỗi lô thí nghiệm được phối trộn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này. Tất cả khẩu phần ăn của lợn được bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng theo nhu cầu từng giai đoạn nuôi theo NRC (1998).
c. Phương pháp phối trộn thức ăn
Các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được phân tích thành phần hóa học tại phòng phân tích thức ăn của Khoa Chăn nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Huế trước khi triển khai thí nghiệm. Tỷ lệ phối trộn thức ăn, thành phần hóa học của thức ăn của lô thí nghiệm đối chứng của ba giai đoạn như sau:
- Khẩu phần thức ăn của lô thí nghiệm đối chứng ở giai đoạn lợn con sau cai sữa từ 7 - 20kg, nuôi thịt sinh trưởng từ 20 - 50kg và giai đoạn nuôi thịt từ 50 - 80kg.
Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại thức ăn, thành phần hóa học (kg / 100 kg DM hỗn hợp) và năng lượng trao đổi (ME, Kcal/kg DM) của khẩu phần lô đối chứng ở
các giai đoạn nuôi khác nhau
Loại thức ăn (kg / 100 kg DM hỗn hợp) Giai đoạn I (7 - 20kg) Giai đoạn II (20 - 50kg)
Giai đoạn III (50 - 80kg) Bột ngô 41,5 48,5 48,5 Tấm gạo tẻ 25 - - Bột sắn 3,5 13,0 15,0 Cám gạo 3,5 18,0 20,0 Thức ăn đậm đặc 26,0 20,0 16,0
Premix khoáng, vitamin 0,5 0,5 0,5
Tổng số (kg) 100 100 100 Thành phần hóa học CP (%) 18,0 16,0 14,0 EE (%) 5,2 7,2 7,2 CF (%) 4,3 5,0 5,5 Khoáng (%) 7,7 5,3 5,2 ME (Kcal/kg DM) 3200 3100 3100
Thức ăn được trộn bằng tay, đảm bảo trộn đều. Khi tiến hành trộn thức ăn các nguyên liệu có tỷ lệ lớn như: Cám gạo, bột ngô, bột sắn thì sử dụng cân đồng hồ lò xo hiệu Nhơn Hòa phạm vi sử dụng của cân 1kg - 50kg, phân độ nhỏ nhất 500g, sai số tối đa là ± 50g. Còn các nguyên liệu có tỷ lệ nhỏ như premix khoáng, vitamin thì được cân bằng cân kĩ thuật có độ chính xác ± 0,1g.
Thức ăn thí nghiệm được trộn đều trước khi đưa vào thí nghiệm và bảo quản nơi khô ráo, có túi bao bọc bên ngoài.
2.2.2.5. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và cách cho ăn
Đảm bảo sự đồng đều mọi biện pháp kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giữa các lô thí nghiệm và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến lợn thí nghiệm. Giai đoạn đầu cho lợn ăn với mức hạn chế để lợn tập làm quen với thức ăn, sau đó lợn được ăn tự do 3 lần/ngày vào các thời điểm 8, 12 và 18 giờ. Thức ăn thừa hàng ngày được thu thập và cân vào buổi sáng hôm sau. Nước uống cung cấp từ vòi nước tự động.
Thức ăn được trộn theo tỷ lệ của khẩu phần như bảng 2.4, bằng cách cân lần lượt các nguyên liệu theo khẩu phần đã phối trộn và trộn từ nguyên liệu có khối lượng nhỏ đến nguyên liệu có khối lượng lớn. Chế phẩm probiotic ở dạng ướt, sẽ được trộn theo từng ngày trước khi cho ăn. Thời điểm cho ăn cuối cùng của ngày khống chế lượng ăn vào, đảm bảo lợn ăn khẩu phần hạn chế được thức ăn thừa trong ngày. (Liều lượng bổ sung lô thí nghiệm 1x108
CFU/g thức ăn là 0,1kgVCK/100kg TĂ, lô thí nghiệm 2x108CFU/g thức ăn tương ứng mức phối trộn là 0,2kgVCK/100kg TĂ và lô thí nghiệm 3x108CFU/g thức ăn là 0,3kg VCK/100kg TĂ).
2.2.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Thành phần hóa học của các loại thức ăn và khẩu phần.
- Lượng thức ăn ăn vào trung bình hàng ngày (kg DM/ngày/lợn).
- Tăng trọng của lợn qua ba giai đoạn thí nghiệm: giai đoạn lợn con từ 7 - 20kg, giai đoạn lợn thịt sinh trưởng 20 - 50kg và giai đoạn lợn thịt từ 50 - 80kg (g/con/ngày).
- Chuyển hóa thức ăn (kg DM/kg TT).
- Xác định tổng số vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Lactobacillus
sp., vi khuẩn Bacillus sp., vi khuẩn E.coli.
- Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (VND/kg TT)
2.2.2.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Thành phần hóa học của các loại thức ăn và khẩu phần
Thành phần hóa học của thức ăn và mẫu thịt sẽ được phân tích theo phương pháp chuẩn (AOAC, 1990).
+ Phân tích vật chất khô:
Mẫu được bỏ vào đĩa peptri cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C ± 020C, thời gian khoảng 24h nhưng tùy theo từng loại mẫu, mẫu có hàm lượng nước nhiều thì sấy trong thời gian lâu hơn so với mẫu có hàm lượng nước ít. Sấy cho đến khi cân mẫu mà không thấy khối lượng thay đổi là được. Hàm lượng VCK là tỷ lệ % giữa khối lượng sau khi sấy và khối lượng trước khi sấy.
Protein thô (CP) được tính trên cơ sở xác định hàm lượng Nitơ tổng số bằng Phương pháp Kjeldahl. Protein thô (%) = N × 6,25.
+ Phân tích xơ thô theo phương pháp túi lọc Ankom Model A2000I, bằng cách thủy phân mẫu trong dung dịch axit H2SO4 1,25N và kiềm loãng NaOH 1,25N, đun sôi mẫu trong khoảng 2h, sấy ở nhiệt độ 1050
C ± 020C trong 2h, khoáng hóa rồi xác định % CF.
+ EE được xác định bởi chiết xuất Soxhlet.
- Lượng thức ăn ăn vào trung bình hàng ngày (kgDM/ngày/lợn)
Được xác định bằng cách cân lượng thức ăn trước khi cho ăn của từng lô thí nghiệm và cân lượng thức ăn thừa vào sáng ngày hôm sau của từng lô. Công thức xác định:
(Lượng thức ăn cho vào - Lượng thức ăn dư thừa của lô (kg)) Thức ăn ăn vào =
Số con lợn của mỗi lô
- Tăng trọng của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày)
Trước khi lợn đem vào thí nghiệm sẽ được cân. Sau đó sẽ cân theo 3 giai đoạn: Giai đoạn lợn con sau cai sữa từ 7 - 20kg, giai đoạn lợn thịt sinh trưởng 20 - 50kg và giai đoạn lợn thịt từ 50 - 80kg thì cân khối lượng một lần theo mỗi lô thí nghiệm. Trong quá trình cân tất cả lợn ở các lô thí nghiệm chỉ sử dụng một loại cân duy nhất có khối lượng tối đa là 100kg, phân độ nhỏ nhất là 200g đảm bảo độ chính xác cao
Tăng trọng của lợn qua các các giai đoạn thí nghiệm được tính theo công thức như sau:
P1 - P0 TT (g/con/ngày) =
T1 - T0
Trong đó:
TT là tăng trọng của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày). P1 là khối lượng của lợn thí nghiệm ở tại thời điểm cân T1.
P0 là khối lượng của lợn thí nghiệm ở tại thời điểm cân T0. T1 là thời gian tại thời điểm cân.
T0 là thời gian lúc bắt đầu theo dõi. - Chuyển hóa thức ăn (kg DM/kg TT)
Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính bằng cách lấy tổng lượng thức ăn tiêu tốn (kg) chia cho tổng lượng tăng trọng của lô thí nghiệm (kg).
Trong đó, tổng khối lượng tăng trọng của mỗi lô thí nghiệm được xác định bằng cách lấy tổng khối lượng của mỗi lô thí nghiệm lúc kết thúc thí nghiệm trừ đi trọng lượng ban đầu của lô đó.
Tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn
FCR (kg DM/kg TT) =
Tổng khối lượng tăng trọng
- Xác định tổng lượng vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn
Lactobacillus sp, vi khuẩn Bacillus sp, vi khuẩn E. coli theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5165 : 1990.
- Chi phí thức ăn / kg tăng trọng (VND/kg TT) sẽ được tính như sau:
Tổng chi phí thức ăn
Chi phí thức ăn/kg TT =
Tổng khối lượng tăng trọng