3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.2. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Barrera el al., (2004), khi nghiên cứu sử dụng các chế phẩm đa ezyme và probiotic-enzyme trên lợn khi bổ sung xylanase với liều 11000 IU/kg đã nâng cao tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở lợn, đặc biệt là tỷ lệ tiêu hóa xơ thô và đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein và axit amin hồi tràng.
Ji el al., (2008), khi khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp enzyme β- glucanase và protease đã cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ và xơ thô khẩu phần.
Liu et al., (2014), nghiên cứu thấy rằng khi cho heo con đang theo mẹ uống L.
fermentum I5007 với liều lượng hàng ngày với 6×109 CFU/ml, L. fermentum I5007 hòa tan trong 3 ml 0,1% peptone mỗi ngày một lần trong 14 ngày so với chỉ 0,1% peptone trong nhóm, đã có tác dụng tích cực đến đường ruột và giảm số lượng khả năng gây bệnh đường ruột Escherichia sp và Clostridium sp ở lợn con sơ sinh.
Kyrikis và cs (1999), đã nghiên cứu ảnh hưởng của probitic LSP 122 đến phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 28 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 lô: Lô 1 không dùng probiotic, lô 2 sử dụng vi khuẩn Bacillus toyoi với liều 106 bào tử/g TA, lô 3 và lô 4 sử dụng Bacillus licheniformis với liều 106 và 107 bào tử/g TA. Kết quả cho thấy các thí nghiệm ở lô 2, 3 và 4 đều có tỷ lệ tiêu chảy và tình trạng tiêu chảy ít nghiêm trọng hơn so với lô đối chứng (P<0,05). Ngoài ra tăng trọng/ ngày, tiêu tốn thức ăn cũng cải thiện hơn lô đối chứng.
Theo Lema và cộng sự (2001), dùng probiotic cho heo với L. acidophilus (lô 1),
Streptococcus faecium (lô 2), hoặc phối hợp giữa L. acidophilus với Streptococcus faecium (lô 3), hoặc giữa L.acidophilus với S. faecium, Lactobacillus casei, Lactobacillus fermentum và L. plantarum (lô 4). Để kiểm tra sự đào thải của VK E.coli
Q157, tiến hành trộn các vi khuẩn trên với liều 6 x l06 CFU/ kg thức ăn liên tục trong 7 tuần. Kết quả cho thấy lô 4 có sự bài thải vi khuẩn E. coli trong phân thấp hơn các lô khác. Khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa so với lô đối chứng không dùng probiotic.
Theo kết quả nghiên cứu của Suo el al., (2012), khi sử dụng chế phẩm
Lactobacillus plantarum ZJ316 vào khẩu phần thức ăn của lợn thịt sinh trưởng với liều
lượng bổ sung 1x109
CFU/ngày thì đã cải thiện tăng trưởng của lợn và chất lượng thịt. So với nhóm thí nghiệm đối chứng có bổ sung các mequindox kháng sinh thì nhóm lợn thí nghiệm đã có kết quả tích cực.
Nhóm nghiên cứu của Alexopoulos (2009), đã nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm Bioplus 2B (chứa Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis) lên trình trạng sức khỏe, tính năng sinh đẻ của heo nái và lên chất lượng thịt của heo thịt. Kết quả ghi nhận được khi bổ sung chế phẩm Bioplus 2B cho heo con và heo mẹ làm hạn chế sự giảm trọng lượng của heo mẹ trong thời kỳ tiết sữa (15,3 ± 3,6 đối với chế phẩm Bioplus 2B so với đối chứng là 18,8 ± 3,1). Làm cải thiện các thông số của máu và sữa (ngoại trừ lactose và chất rắn).
Đồng thời kết quả nghiên cứu của nhóm sử dụng chế phẩm Bioplus 2B (chứa
Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis) lên khả năng tiêu hóa vật chất hữu cơ thì
nhận thấy rằng lượng ăn vào của lợn tăng theo mức độ bổ sung chế phẩm Bioplus 2B (1,56kg/ngày đối với mức bổ sung 0,2% BioPlus 2B so với đối chứng là 1,49kg/ngày) đồng thời lượng khí thải NH3 ra ngoài ở lô đối chứng cao hơn nhiều so với lô được bổ sung chế phẩm BioPlus 2B. Như vậy, bổ sung chế phẩm BioPlus 2B vào khẩu phẩn
thức ăn của lợn sinh trưởng không những tăng lượng ăn vào hàng ngày mà nó giảm được lượng khí thải độc ra môi trường, giảm thiểu ôi nhiễm môi trường.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu được tóm lược ở trên đã sử dụng các chế phẩm probiotic trên gia súc, gia cầm. Mỗi công trình nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau nhưng đều kết luận là probiotic có ảnh hưởng tốt cho vật nuôi như ức chế vi sinh vật gây bệnh, phòng ngừa và điều trị tiêu chảy, cải thiện tăng trọng và hệ số tiêu tốn thức ăn.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU