Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic (Bacillus subtilis và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 59 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic (Bacillus subtilis và

Lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn cho lợn giai đoạn 7 - 50kg đến

tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn III từ 50 - 80kg

Bảng 3.3. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn

cho lợn giai đoạn 7 - 50kg đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn III từ 50 - 80kg

Chỉ tiêu

Lô thí nghiệm

SEM P

CT0 CTBL1 CTBL2 CTBL3

Số lợn thí nghiệm, con 6 6 6 6

Thời gian nuôi (ngày) 40 40 40 40

Khối lượng bắt đầu TN (kg) 36,42c 38,67b 39,92b 43,50a 6,95 0,001 Khối lượng kết thúc TN (kg) 61,33c 62,58bc 66,08b 71,58a 5,08 0,001 Tăng trọng (g/con/ngày) 622,9c 597,9b 654,2ab 702,1a 50,37 0,001 Lượng ăn vào (g/con/ngày) 2218 2195 2080 2176 5,08 0,248 TTTA (kg VCK TĂ/kg TT) 4,01a 4,09a 3,86ab 3,44b 0,223 0,011

a, b, c

Các chữ cái trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P>0,05

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, khối lượng cơ thể lợn có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở các lô thí nghiệm trong giai đoạn III. Trong đó lô thí nghiệm CTBL3 có khối lượng lợn cao nhất đạt 71,58kg, và thấp nhất là lô thí nghiệm CT0 là 61,33kg.

Trong giai đoạn này, không bổ sung chế phẩm probiotic Bacillus subtilis

Lactobacillus plantarum nhưng khối lượng cơ thể ở các lô thí nghiệm vẫn lớn là vì do

độ tuổi này hàm lượng hoạt tính của các enzyme và vi sinh vật đường ruột của lợn đã đủ mạnh để tiêu hóa được các thành phần dinh dưỡng của khẩu phần đối chứng.

Tăng trọng cơ thể lợn trong giai đoạn sinh trưởng và võ béo (50 - 80kg) có sự sai khác ý nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm (P<0,05). Trong đó ảnh hưởng tăng trọng lớn nhất công thức bổ sung CTBL3 (702,1 g/con/ngày), thấp nhất là CTBL1 (597,9 g/con/ngày).

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong giai đoạn III (50 - 80 kg) ở 4 lô thí nghiệm đều có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hiệu quả chuyển hóa thức ăn

tốt nhất thể hiện ở công thức CTBL3, đạt giá trị thấp nhất (3,44) và cao nhất công thức CT0 (4,01).

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm đa enzyme và chế phẩm probiotic (gồm: Bacillus subtilis (H4); Saccharomyces boulardi (SB); Enterococcus faecium (6H2); Pediococcus pentosaceus (D7); Lactobacillus fermentum (NC1) với mật độ 108 cfu/g với mức bổ sung 0,5kg/tấn ở giai đoạn nuôi lợn thịt vỗ béo từ 50 - đến xuất chuồng, kết quả cho thấy không có sự sai khác về các chỉ tiêu nghiên cứu như khối lượng cơ thể, khả năng thu nhận thức ăn, tiêu tốn TA/kg TT.

Đồng thuận với kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (2010) khi bổ sung hỗn hợp probiotic (Enterococcus faecium; Lactobacillus

acidophilus, Bacillussubtilis; Pediococcus pentosaceu; Lactobacillus plantarum; Lactobacillus rhamnosus; Bacillus licheniformis) với mật độ bổ sung 108 cfu/g và liều bổ sung: 2 kg/tấn giai đoạn lợn thịt từ 50 - đến xuất chuồng không có ảnh hưởng rõ về các chỉ tiêu nghiên cứu của giai đoạn này.

So với hai kết quả nghiên cứu trên, mặc dù chúng ta không bổ sung chế phẩm probiotic ở giai đoạn lợn thịt (50 - 80kg) nhưng lại có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cơ thể, mặc dù sử dụng khác chế phẩm.

Ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp chế phẩm phẩm probiotic Bacillus subtilis và

Lactobacillus plantarum trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm (7 - 80 kg) đến tăng trọng

tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế trình bày ở bảng 3.4.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm (7 - 80kg) tăng trọng của lợn ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác về ý nghĩa thông kê (P<0,05). Trong đó có sự sai khác rõ rệt giữa công thức CT0 và CTBL3 tương ứng là 538,2 g/con/ngày, 638,8 g/con/ngày. Giữa các công thức bổ sung hỗn hợp chế phẩm sinh học vào khẩu phần thức ăn cũng có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê (P<0,05), trong đó rõ rệt nhất là công thức CTBL3 có tốc độ tăng trọng cao nhất. Điều đó chứng tỏ rằng bổ sung hỗn hợp chế phẩm phẩm probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiêu hóa thức ăn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của lợn trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm. Và đặc biệt công thức bổ sung CTBL3 ảnh hưởng tốt nhất so với các công thức CTBL2, CTBL1 và CT0 đến tốc độ sinh trưởng.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và

Lactobacillus plantarum trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm (7 - 80 kg) đến tăng trọng tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu Lô thí nghiệm SEM P

CT0 CTBL1 CTBL2 CTBL3

Khối lượng bắt đầu TN (kg) 7,40 7,43 7,73 7,37 0,12 0,491 Khối lượng kết thúc TN (kg) 61,33c 62,58bc 66,08b 71,58a 5,10 0,001 Tăng trọng (g/con/ngày) 538,2c 552,3b 587,6b 638,8a 6,45 0,001 Lượng ăn vào (VCK

g/con/ngày) 1575 1566 1564 1559 9,98 0,879

TTTA (kg VCK TĂ/kg TT) 3,00a 2,93ab 2,78b 2,53c 0,116 0,001 Chi phí TĂ/kg TT (đồng) 28764 28063 26755 24172 12,28 0,001

% So với đối chứng 100 95 93 84

a, b, c Các chữ cái trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P>0,05

Lượng ăn vào của lợn ở lô CT0 và các lô thí nghiệm không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P>0,05) trong cả ba giai đoạn nuôi.

Tiêu tốn thức ăn giữa các lô thí nghiệm bổ sung probiotic và không bổ sung probiotic có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó khả năng tiêu hóa thức ăn là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Cũng có nhiều báo cáo liên quan đến bổ sung các probiotic, các enzyme tiêu hóa vào thức ăn có tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ tiêu hóa với hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tốc độ sinh trưởng (Zanella và cs, 1999). Việc cải thiện năng suất sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn vẫn chưa đủ để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Vấn đề đặt ra là để có được lượng tăng thêm về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn do bổ sung các chế phẩm sinh học thì người chăn nuôi đem lại lợi nhuận như thế nào? Trên cơ sở giá của chế phẩm sinh học chúng tôi tính giá của khẩu phần thức ăn, được thể hiện ở bảng 3.4. Qua bảng thấy rằng, chi phí thức ăn tính bình quân cho toàn bộ giai đoạn thí nghiệm của lợn ở công thức CTBL1 giảm 5% so với công thức CT0 và thấp nhất là công thức CTBL3 giảm 16% so với công thức CT0. Mặc dù sử dụng lượng chế phẩm nhiều hơn 3x108CFU/gram TĂ (CTBL3), nhưng chi phí thức ăn giảm nhiều so với những công thức bổ sung còn lại.

Như vậy, khi bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic vào khẩu phần thức ăn ở mức 3x108CFU/gram TĂ đã giảm được chi phí sản xuất nâng cao được năng suất chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)