Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 54 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn đến

đoạn II (20 - 50kg)

Đặc điểm cơ bản của lợn con giai đoạn sau cai sữa là khả năng sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất mạnh, nhưng trong khi cơ quan tiêu hóa chưa thực sự hoàn chỉnh. Khả năng tiêu hóa thức ăn do con người cung cấp còn nhiều hạn chế, dễ xảy ra tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn. Việc bổ sung các hỗn hợp vi khuẩn probiotic vào khẩu phần ăn nhằm tạo sự cân bằng về hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa, vừa hạn chế tiêu chảy vừa nâng cao sinh trưởng của lợn con. Kết quả

của nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp vi khuẩn probiotic vào khẩu phần ăn đến tốc độ sinh trưởng của lợn qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và

Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của lợn qua giai đoạn I (7 - 20kg) và giai đoạn II (20 - 50kg)

Chỉ tiêu Lô thí nghiệm

SEM P

CT0 CTBL1 CTBL2 CTBL3

Khối lượng cơ thể (kg)

Bắt đầu thí nghiệm 7,40 7,43 7,73 7,37 0,12 0,491 Kết thúc giai đoạn I 19,49c 21,06bc 22,99ab 23,92a 5,98 0,001 Kết thúc giai đoạn II 36,42c 38,67b 39,92b 43,50a 6,95 0,001

Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày)

Giai đoạn I 403,0c 454,1bc 508,5ab 551,5a 18,79 0,001 Giai đoạn II 564,4 591,7 605,6 643,9 13,42 0,202

a, b, c Các chữ cái trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P>0,05

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm ở các lô không có sự sai khác (P>0,05). Trong quá trình thí nghiệm, lợn ở các giai đoạn thí nghiệm được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung probiotic với tỷ lệ khác nhau để xác định ảnh hưởng của các hỗn hợp vi sinh vật này đến sinh trưởng của lợn thí nghiệm.

Kết quả cân khối lượng lợn con sau một tháng nuôi giai đoạn I (7 - 20kg) ở các lô thí nghiệm đã có sự sai khác so với lô đối chứng (P<0,05), cao nhất là lô thí nghiệm CTBL3 (23,92kg) thấp nhất là lô CT0 (19,49kg). Giữa các lô thí nghiệm cũng có sự sai khác nhau, thấp nhất là lô thí nghiệm CTBL1, đến CTBL2 và cao nhất ở CTBL3 (21,06; 22,99; 23,92 kg/con).

Từ giai đoạn II (20 - 50kg), sau một tháng nuôi có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa các lô thí nghiệm và đối chứng (P<0,05), đồng thời cũng có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm có mức bổ sung khác nhau. Cao nhất ở mức bổ sung CTBL3 là 43,50 kg/con và thấp nhất là lô đối chứng CT0 36,42 kg/con.

Điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm probiotic đã có tác dụng cải thiện tốc độ sinh trưởng của lợn qua hai giai đoạn từ 7 - 20kg và giai đoạn 20 - 50kg, thông qua cải thiện khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn thí nghiệm. Ngoài ra, việc bổ

sung hỗn hợp vi khuẩn probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum vào thức ăn đã có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng của lợn con giai đoạn lợn từ 7 - 50kg. Điều này có thể do chế phẩm probiotic khi vào đường ruột làm ức chế vi sinh vật có hại, phát triển vi sinh vật có lợi ở đường ruột (Lactobacillus) từ đó hạn chế tiêu chảy.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Phạm Kinh Đăng và cs (2011) khi bổ sung 0,1% probiotic Bacillus subtilis đã có sai khác về khối lượng giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm. Nghiên cứu cho thấy bổ sung Bacillus protein vào khẩu phần đã cải thiện được lượng ăn vào, khối lượng bình quân hàng tháng tương ứng 8,86% và 17,03% và giảm được chi phí thức ăn. Tương tự kết quả Nguyễn Thị Minh Thuận (2011) khi sử dụng hỗn hợp probiotic trong đó có nhóm Bacillus subtilis vào khẩu phần thức ăn lợn con sau cai sữa, tốc độ sinh trưởng của các lô thí nghiệm có bổ sung nhóm vi sinh vật này cao hơn so với lô đối chứng.

Đối với lợn con giai đoạn I (7 - 20kg), lợn nuôi thịt đang sinh trưởng giai đoạn II (20 - 50kg) bằng các khẩu phần có bổ sung hỗn hợp vi khuẩn probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum (các mức bổ sung khác nhau), thì sinh trưởng tích

lũy của lợn có xu hướng tăng dần theo mức độ bổ sung hỗn hợp vi sinh vật vào khẩu phần ăn. Cụ thể tác động ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể cả hai giai đoạn nuôi thấp nhất là mức bổ sung CTBL1, tiếp theo CTBL2 và cao nhất CTBL3. Như vậy hai loại vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum đều có tác dụng sản xuất các acid hữu cơ, enzyme tiêu hoá, và sản xuất một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh như lactacin B, giúp quá trình tiêu hóa và sinh trưởng của động vật tốt hơn.

Theo Trần Quốc Việt và cs (2010) sử dụng hỗn hợp probiotic vào khẩu phần thức ăn nuôi lợn con và lợn thịt với liều bổ sung là 2kg/tấn, đã có sự sai khác về khối lượng giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng (19,0; 17,8 kg).

Kết quả ở bảng 3.1 còn thấy tốc độ sinh trưởng có sự sai khác ý nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm (P<0,05) giai đoạn lợn con (7 - 20kg) nhưng lại có sự tương đồng về tốc độ sinh trưởng giai đoạn lợn nuôi thịt sinh trưởng (20 - 50kg). Cụ thể giai đoạn nuôi lợn con 7 - 20kg, thấp nhất lô CT0 là 403,0 g/ngày, và cao nhất ở lô thí nghiệm CTBL3 551,5 g/ngày. Mức độ sai khác này của lô thí nghiệm CTBL3 cao gấp 1,47% so với lô đối chứng. Đồng thời giữa các mức bổ sung hỗn hợp probiotic vào khẩu phần thức ăn cũng có sự sai khác đến tốc độ sinh trưởng. Cao nhất là mức bổ sung CTBL3 551,5 g/ngày, thấp nhất mức bổ sung CTBL1 454,1 g/ngày. Đối với lợn nuôi giai đoạn II (20 - 50kg), mặc dù không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê, nhưng có sự sai khác về mặt số học, tốc độ sinh trưởng cao nhất lô CTBL3 là 643,9 g/ngày, và thấp nhất là lô CT0 564,4 g/ngày. Điều đó đã khẳng định ảnh hưởng tốt của các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm probiotic đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm.

Theo Trần Quốc Việt và cs (2010) khi bổ sung probiotic và enzyme tiêu hóa vào khẩu phần với liều bổ sung 0,5 kg/tấn đã có sự ảnh hưởng rất rõ rệt bởi việc bổ sung các chế phẩm vào khẩu phần ăn ở hai giai đoạn nuôi từ 7 - 20kg và 20 - 50kg. Tăng khối lượng bình quân ở lô đối chứng chỉ đạt 380 g/con/ngày, thấp hơn với các lô thí nghiệm từ 8 - 13,6% giai đoạn 7 - 20kg. Và giai đoạn 20 - 50kg, tốc độ sinh trưởng của các nhóm lợn có bổ sung vào khẩu phần cao hơn so với lô đối chứng (58,5; 53,5 kg).

Nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng được biểu thị bằng độ họa qua hình 3.4.

Hình 3.4. Tốc độ sinh trưởng của lợn khi bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic

(Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn giai đoạn I (7 - 20kg) và giai đoạn II (20 - 50kg)

Đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa mục tiêu chủ yếu là lợn sinh trưởng nhanh. Vì vậy, lượng thức ăn tiêu thụ là một tiêu chỉ quan trọng để đánh giá khả năng ăn vào của lợn, từ đó tác động đến sinh trưởng của lợn. Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ/con/ ngày và tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic trong khẩu phần thức ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn I (7 - 20kg) và giai đoạn II

(20 - 50kg)

Chỉ tiêu Lô thí nghiệm

SEM P

CT0 CTBL1 CTBL2 CTBL3

Thức ăn ăn vào (g/con/ngày)

Kết thúc giai đoạn I 815,3 813,2 868,8 849,9 92,4 0,056

Kết thúc giai đoạn II 1691 1709 1630 1644 17,42 0,522

Tiêu tốn thức ăn(kg TĂ)/ kg tăng khối lượng (kg)

Giai đoạn I 2,02a 1,81a 1,84ab 1,56b 0,02 0,002

Giai đoạn II 2,98 2,89 2,70 2,56 0,093 0,064

a, b, c Các chữ cái trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P>0,05

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, bình quân lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn nuôi tương đương nhau. Đồng thời giữa các lô thí nghiệm bổ sung hỗn hợp chủng probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum cũng không có sự sai khác về ý nghĩa thông kê (P>0,05).

Đồng thời, kết quả thí nghiệm ở bảng 3.2 thấy rằng: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn khi được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung chế phẩm probiotic

Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum qua các giai đoạn nuôi thấp hơn so với lô

CT0 khi được nuôi với khẩu phần không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật probiotic. Giữa các lô thí nghiệm bổ sung hỗn hợp probiotic khác nhau cũng có sự sai khác. Giai đoạn I (7 - 20kg), tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cao nhất ở lô CT0, thấp nhất công thức bổ sung CTBL3 (2,02; 1,56kgTA/kgTT).

Kết quả này cũng tương tự như các kết quả nghiên cứu khác cùng lĩnh vực Trần Quốc Việt và cs (2010), Nguyễn Thị Minh Thuận (2011) đều nhận thấy rằng khi bổ sung chế phẩm probiotic vào khẩu phần thức ăn mặc dù có khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và đồng thời nó lại có sự sai khác về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng.

Như vậy cho thấy rằng ảnh hưởng rõ rệt của bổ sung chế phẩm probiotic

Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn đến hiệu quả sinh

trưởng và chuyển hóa rất cao ở giai đoạn I (7 - 20kg), và giai đoạn nuôi lợn thịt sinh trưởng 20 - 50kg. Và đặc biệt với mức bổ sung ở công thức thí nghiệm CTBL3

(3.108CFU/gram thức ăn) là ảnh hưởng rõ rệt nhất đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn lợn từ 7 - 50kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 54 - 59)