Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillussubtilis và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 61 - 65)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillussubtilis và

Lactobacillus plantarum đến cơ cấu quần thể vi sinh vật ở hồi tràng và manh

Kiểu tác động của probiotic rất phức tạp, nhưng nhờ sự hiện diện của các vi sinh vật probiotic mà sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột được cải thiện theo hướng có lợi cho vật chủ thì đã được nhiều tác giả đề cập (Fuller, 1989; Jin và cs, 1998a). Có hai cơ chế cơ bản mà vi sinh vật probiotic tác động đến hệ vi sinh vật ruột: (i) cạnh trạnh vị trí bám dính trên niêm mạc ruột với vi sinh vật có hại và (ii) tăng cường đáp ứng miễn dịch của hệ miễn dịch ruột. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát cơ cấu của hệ vi sinh vật ruột dưới tác động của việc bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic thông qua các chỉ tiêu: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số vi khuẩn kỵ khí, tổng số vi khuẩn E.coli và tổng số vi khuẩn Bacillus sp. Các kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và

Lactobacillus plantarum đến cơ cấu quần thể vi sinh vật ở hồi tràng và manh tràng của lợn con

Chỉ tiêu Lô thí nghiệm SEM P

CT0 CTBL1 CTBL2 CTBL3

Mật độ vi sinh vật (cfu/g chất chứa)

Hồi tràng Tổng VKHK 7,28 7,97 7,87 9,91 0,30 0,124 Tổng VKKK 6,81 7,17 7,27 7,23 0,13 0,837 Vi khuẩn Bacililus.sp 5,12b 5,97ab 7,05a 7,14a 2,74 0,002 Vi khuẩn E.coli 6,56a 5,95ab 5,58ab 5,44b 0,75 0,03 Manh tràng Tổng VKHK 7,45 7,03 7,98 8,21 0,845 0,194 Tổng VKKK 7,07 6,91 7,18 6,91 0,052 0,880 Vi khuẩn Bacililus.sp 6,15 6,54 7,45 7,86 1,87 0,043 Vi khuẩn E.coli 6,39a 6,03ab 5,67bc 5,24c 0,72 0,001

Giá trị trung bình của mật độ các vi sinh vật (cfu/g) trong bảng được biểu thị dưới dạng log10

a, b, c Các chữ cái trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái ở mũ giống nhau là không khác nhau ở mức P>0,05

Kết quả thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy vi khuẩn Bacililus sp chiếm ưu thế trong khu hệ vi sinh vật đường ruột cả ở ruột non và ruột già. Tổng số vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn hiếu khí ở cả manh tràng và hồi tràng không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các lô thí nghiệm. Như vậy cho thấy bổ sung chế phẩm probioitc

Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng

Mật độ vi khuẩn Bacillus.sp có sự sai khác giữa các công thức bổ sung ở phần hồi tràng và manh tràng (P<0,05). Ở hồi tràng, mật độ vi khuẩn Bacillus.sp cao nhất ở

công thức CTBL3 (xấp xỉ <106) cao hơn gấp trên 10 lần so với công thức không bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic. Ở manh tràng cũng tương tự như vậy, khu hệ vi sinh vật Bacillus.sp cũng có mật độ cao nhất ở công thức bổ sung CTBL3 (xấp xỉ <107). Như vậy, bổ sung hỗn hợp chế phẩm probioitc Bacillus subtilis Lactobacillus plantarum vào khẩu phần thức ăn đã ảnh hưởng đến mật độ vi khuẩn Bacillus.sp trong

đường ruột.

Trong các mức bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic khác nhau có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở hồi tràng. Trong đó mức bổ sung 3x108CFU/gram TĂ có mật độ vi sinh vật cao hơn mức bổ sung 1x108CFU/gram TĂ (5,12 - 7,14). Nhìn chung cả manh tràng và hồi tràng nhóm vi khuẩn có ích chiếm ưu thế ở các công thức có bổ sung chế phẩm. Kết quả này cho thấy, bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic đã ảnh hưởng đến cơ cấu quần thể vi sinh ruột theo hướng có lợi. Điều này cũng đã chứng minh cho kết quả ảnh hưởng đến sự tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn trong cả ba giai đoạn nuôi. Có sự tác động tích cực đến khu hệ vi sinh vật cạnh tranh được với các vi sinh vật gây hại.

Không chỉ tác động đến sự tăng lên về mật độ vi khuẩn Bacillus.sp trong đường ruột mà còn ảnh hưởng đến mật độ vi khuẩn E.coli. Kết quả ở bảng 3.5 thấy rằng mật độ vi khuẩn E.coli đều có sự sai khác về ý nghĩa thống kê ở hồi tràng và manh tràng giữa các công thức bổ sung (P<0,05). Mật độ vi khuẩn E.coli được tính bằng log10 cfu/g trong ruột thấp nhất ở mức bổ sung 3x108CFU/gram TĂ (CTBL3), cao nhất ở lô thí nghiệm không bổ sung chế phẩm probiotic (5,44 - 6,56) ở hồi tràng. Và xu hướng này cũng tương tự như ở khu hệ vi sinh vật ở manh tràng khi có mật độ E.coli khá cao ở công thức không bổ sung chế phẩm. Có lẻ đó cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tiêu chảy cao ở lô không sử dụng chế phẩm probiotic. Vì khả năng đáp ứng miễn dịch của hệ vi sinh vật rất thấp. Mỗi một phân đoạn đường tiêu hóa của vật nuôi có một hệ vi sinh vật đặc thù, trong điều kiện sinh lí bình thường, luôn tồn tại một thế cân bằng động giữa chúng (Jans, 2005). Trong các công thức bổ sung khác nhau cũng có sự sai khác về ý nghĩa thống kê cả phần manh tràng và phần hồi tràng. Ở hồi tràng, mật độ vi khuẩn E.coli ở công thức CTBL3 thấp hơn so với hai công thức bổ sung CTBL2 và CTBL1. Kết quả này cũng tương tự như ở manh tràng, với mức bổ sung 3x108CFU/gram TĂ (CTBL3) có mật độ vi khuẩn E.coli cũng thấp nhất (5,24 - 5,67 - 6,03).

Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (2008) khi sử dụng chế phẩm có thành phần là (Enterococcus faecium-6H2;

Lactobacillus acidophilus-C3 và Bacillus subtilis-H4), chế phẩm probiotic 2 gồm 3

chủng (Pediococcus pentosaceus-Đ7; Lactobacillus plantarum-1K8 và Bacillus subtilis-H4) và chế phẩm Probiotic 3 gồm 3 chủng (Lactobacillus plantarum-3K2;

Lactobacillus rhamnosus-5M2; Bacillus licheniformis-H3) khảo sát khu hệ vi sinh vật

ruột thì cũng nhận kết quả tương tự. Cơ cấu khu hệ vi sinh vật lactic và Bacillus chiếm ưu thế ở lô thí nghiệm có bổ sung các chế phẩm trên với mật độ xấp xỉ từ 106

– 107 cfu/g chất chứa. Và đặc biệt mật độ vi khuẩn E.coli cũng rất thấp ở những lô thí

nghiệm có sử dụng các chế phẩm trên (xấp xỉ <103cfu/g chất chứa).

Theo Bedford (1992), nghiên cứu sự ảnh hưởng các probiotic và các enzyme lên cơ cấu quần thể vi sinh vật ruột cho rằng, ảnh hưởng của probiotic đến khu hệ vi sinh vật ruột thể hiện ở hai pha: pha hồi tràng và pha trực tràng. Ở pha hồi tràng, tác động của các enzyme chỉ đơn giản làm giảm số lượng các loài vi khuẩn bởi sự tăng lên về tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu, giảm lượng các chất dinh dưỡng sẵn có cho vi khuẩn phát triển. Ở pha trực tràng, hoạt động của các ezyme tạo ra các đường tan khó hấp thu, là nguồn dưỡng chất quan trọng cho các vi khuẩn có lợi, do đó tạo nên những đáp ứng tích cực ở vật nuôi khi được ăn khẩu phần có bổ sung enzyme.

Ở gia cầm, khi sử dụng probiotic vào khẩu phần thức ăn thì cũng ảnh hưởng đến khu hệ vi sinh vật ruột theo hướng tương tự. Nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (2009), khi bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn và nước uống đều ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu khu hệ vi sinh vật ruột. Mật độ vi khuẩn có ích như Lactobacillus ở những lô bổ sung chế phẩm luôn cao hơn gấp 10 lần so với những lô không bổ sung, đồng thời mật độ vi khuẩn Coliform cũng giảm dần theo các lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm probiotic (6,16 - 5,01). Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở các lô thí nghiệm.

Như vậy bổ sung hỗn hợp chế phẩm probiotic Bacillus subtilis và Lactobacillus

plantarum vào khẩu phần thức ăn ở hai giai đoạn nuôi đã có sự biến động đến quần thể

vi sinh vật ruột theo hướng tích cực. Đặc biệt, mật độ khu hệ vi sinh có ích tăng lên theo mức bổ sung chế phẩm probiotic, trong đó mức bổ sung 3x108CFU/gram TĂ (CTBL3) đã tác động đến quần thể vi sinh một cách rõ rệt. Đều này hoàn toàn lí giải được tại sao ở công thức CTBL3 có tốc độ tăng trọng về khối lượng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn lớn hơn so với các lô bổ sung thấp hơn và lô thí nghiệm không bổ sung.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn f1 (large white x móng cái) giai đoạn lợn con sau cai sữa và lợn thịt (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)