Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 51 - 56)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý 13021’ đến 13042’ vĩ độ Bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông;

Phía Bắc giáp: thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Phía Nam giáp: Huyện Tuy An.

Phía Tây giáp: Huyện Đồng Xuân. Phía Đông: giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 48.928,48 ha (chưa kể diện tích đầm, vịnh) Dân số: 100.468 người (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)

Các đơn vị hành chính: Thị xã Sông Cầu có 14 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Đài và 10 xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Lâm, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thị xã Sông Cầu

3.1.1.2. Địa hình, địa mo

Địa hình, địa mạo của Thị xã Sông Cầu có 3 dạng như sau:

- Dạng địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên khoảng 27.059 ha. Đây là vùng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ ẩm, giữ nước – bảo vệ vùng hạ lưu.

- Dạng địa hình núi thấp: Chiếm khoảng 6.535 ha diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồng bằng, tất cả 14 xã, phường đều có diện tích đất đai khá lớn ở dạng địa hình này.

- Dạng địa hình thung lũng, đồng bằng và sông suối: chiếm khoảng 15.334 ha diện tích đất tự nhiên.

- Trên địa bàn Thị xã có một số sông suối như sau: Sông Cầu; sông Bà Nam; suối Bà Bông; suối Ô Kiều; suối Lùng; suối Song; suối Tre.

- Nơi đây có chiều dài đường bờ biển lớn nhất tỉnh Phú Yên (80km), đã tạo ra nhiều đầm, vịnh, những bán đảo lớn như: Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, bán đảo Xuân Thịnh, Xuân Hải.

- Nhìn chung địa hình, địa mạo của thị xã Sông Cầu khá đa dạng, phức tạp. Diện tích là đất đồi núi chiếm tỉ lệ trên 60% diện tích có độ dốc trên 20o không thuận lợi phát triển nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hu

Thị xã Sông Cầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa khô bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của Gió Lào khô nóng.

Sông Cầu là khu vực có tổng giờ nắng cao, trung bình từ 2300 -2600 giờ/năm, phân bố không đều theo mùa.

 Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8; trung bình có 200 giờ nắng/tháng.

 Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; trung bình có 100-120 giờ nắng/tháng. Thị xã Sông Cầu chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:

- Gió mùa đông - Gió mùa hạ - Gió đất, gió biển

Nhìn chung khí hậu, thời tiết không thuận lợi nhiều cho sản xuất nông nghiệp cả về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, làm muối. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, nhiều tháng khô hạn không thuận lợi cho phát triển cây trồng.

3.1.1.4. Sông ngòi

Hệ thống sông, suối của thị xã Sông Cầu đều ngắn, dốc, diện tích lưu vực hẹp, độ dốc lớn nên tốc độ dòng chảy lớn, các sông suối đều trong phạm vi thị xã, không có sông suối nào từ ngoài lãnh thổ đổ vào. Có tất cả 7 sông suối có lưu vực từ 10km2 trở lên và chiều dài trên 10km là sông Cầu, sông Bà Nam, suối Bà Bông, suối ông Kiều, suối Lùng, suối Song, suối Tre.

3.1.1.5. Các ngun tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Một số nhóm đất có địa bàn Thị xã Sông Cầu như: Nhóm đất cát diện tích 2.876 ha; Nhóm đất mặn diện tích 4.611ha; Nhóm đất phù sa diện tích 690ha; Nhóm đất xám diện tích 955ha; Nhóm đất đỏ vàng diện tích 36.454 ha; Nhóm đất dốc tụ diện tích 74 ha; Nhóm đất đen diện tích 841 ha; Nhóm đất xói mòn trên sỏi đá diện tích 61ha; Các nhóm đất khác: là sông suối, mặt nước chuyên dụng diện tích 2.366ha.

Nhìn chung tài nguyên đất ở thị xã Sông Cầu khá đa dạng về nhóm đất và các loại đất, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm – thủy sản; thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Hiện tại đất chưa sử dụng còn lớn, đây là quỹ đất có khả năng khai thác vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Dù vậy, quá trình khai thác, sử dụng đất trong nhiều năm qua vẫn chưa hợp lý một phần do sức ép về dân số, tập quán canh tác (phá rừng trồng mía, sắn,...) một phần trong khâu quy hoạch phát triển vùng miền chưa có hoạch định rõ ràng nên nhiều nơi tình trạng rửa trôi, xói mòn và suy thoái chất lượng đất vẫn đang xảy ra.

Đánh giá lợi thế, hạn chế về môi trường tài nguyên đất, thổ nhưỡng trong khai thác sử dụng của các ngành kinh tế nông nghiệp, xây dựng công nghiệp và dịch vụ:

Nhìn chung tài nguyên đất ở thị xã Sông Cầu khá đa dạng về nhóm đất và các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm – thủy sản; thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Hiện tại đất chưa sử dụng còn lớn, đây là quỹ đất có khả năng khai thác vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm qua chưa hợp lý một phần do sức ép về dân số, tập quán canh tác (phá rừng trồng mía, sắn...) một phần trong khâu quy hoạch phát triển vùng miền chưa có hoạch định rõ ràng nên nhiều nơi tình trạng rửa trôi, xói mòn và suy thoái chất lượng đất vẫn đang xảy ra.

b. Tài nguyên nước

Nhìn chung địa chất thủy văn thị xã Sông Cầu phức tạp, được xếp loại thuộc vùng nghèo nước ngầm.Tuy nguồn nước mặt của thị xã phong phú chất lượng tốt, trữ lượng lớn nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian nên về mùa khô vẫn có hiện tượng thiếu nước.Với điều kiện địa chất thủy văn và trữ lượng khai thác nước ngầm của khu vực Thị xã hạn chế, cần phải bổ sung các công trình hồ chứa để tăng thêm nguồn nước cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng tự nhiên hiện còn 3.741ha. Trong đó rừng non, rừng phục hồi có: 1.250ha, trữ lượng 146.250m3, không có rừng trung bình, rừng giàu thuộc kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới thường xanh. Đồng thời trong giai đoạn vừa qua đã trồng được 13.691ha rừng trồng gồm rừng cây phi lao phòng hộ ven biển đã phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, chắn cát, chắn gió. Rừng trồng cây keo lá tràm, keo lai, bạch đàn thuộc rừng sản xuất có trữ lượng tương đối khá 444.666m3, phát huy được chức năng bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ đạt 43,2% (năm 2014) và cung cấp lâm sản. Hàng năm bình quân có thể khai thác trên 800ha rừng trồng, với sản lượng khoảng hơn 25.000 tấn gỗ/năm và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

d. Tài nguyên biển và ven biển

Có chiều dài bờ biển 80km, tiếp giáp với ngư trường rộng lớn biển Đông, có các đầm vịnh như: Vịnh Xuân Đài với diện tích là 13.045 ha, Đầm Cù Mông với diện tích là 2.655 ha, nhiều đảo, cù lao như cù lao Ông Xá với diện tích là 11,7ha, Nhất Tự Sơn: 6,7ha, Hòn Yến 1,9ha, các đầm vịnh cũng là nơi tiếp nhận phù sa, nguồn nước gần 2 tỷ m3 của các con sông: Sông Cái - sông Kỳ Lộ, Sông Cầu, Sông Bà Nam. Đã tạo một hệ sinh học đa dạng, phong phú. Với nhiều loại thủy sản đặc thù: Cá ngựa, tôm hùm, cá ở rạng san hô, tạo thành môi trường thuận lợi trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vùng ao nuôi tôm có diện tích 820,76ha, đứng thứ 2 trong tỉnh, sau vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch, trên mặt nước đầm vịnh có gần 20.000 lồng nuôi tôm hùm, cá

mú, cá chẽm... nhiều nhất khu vực miền Trung sản lượng thủy sản nuôi hàng năm khoảng 1400 tấn trong đó trên 90% là tôm hùm. Ngoài ra, thị xã Sông Cầu có đội tàu thuyền có công suất khai thác khá lớn. Mỗi năm khai thác trên 17.000 tấn thủy sản, khoảng 42% sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh.

Ngoài ra đặc thù địa hình, địa mạo đã tạo bờ biển thị xã Sông Cầu nhiều thắng cảnh đẹp được công nhận cấp quốc gia là Vịnh Xuân Đài và nhiều bãi tắm đẹp như bãi Bàng, bãi Tràm, Bãi Nồm.

Nồng độ muối cao là một lợi thế của tài nguyên biển Sông Cầu có 184,52ha ruộng muối, sảng lượng hàng năm từ 18.000 – 20.000 tấn, vùng muối duy nhất trong tỉnh.

e. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra cơ bản về giá trị kinh tế – địa chất các tài nguyên khoáng sản tỉnh Phú Yên do Sở Công nghiệp thực hiện năm 1997 và một số loại tài nguyên khoáng sản đáng chú ý của thị xã Sông cầu như sau: Quặng sắt Đá Dăng (xã Xuân Lâm, TX. Sông Cầu); Điểm thiếc Đá Dăng (thôn Bình Tây, xã Xuân Lâm, TX. Sông Cầu); Titan sa khoáng: Tích đọng trong các dải cát ven bờ biển thị xã Sông Cầu với trữ lượng khoảng 85,5 nghìn tấn Inmenit; 1,475 nghìn tấn Rutin, 3375 nghìn tấn Ziricon và 27,72 tấn monazit. Phân bố chủ yếu ở Xuân Hải, Phú Dương, Vịnh Hòa, Từ Nham thuộc xã Xuân Thịnh. Là khoáng sản có tính thương mại cao. Nhưng hiện nay phần lớn các khoáng sản này đều nằm trong rừng phòng hộ. Nếu tổ chức khai thác có tác động lớn đến môi sinh, môi trường và xã hội; Đá granit, có nhiều ở các xã như Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm, Xuân Phương và Xuân Bình. Đá granit ở đây chủ yếu là màu trắng và màu hồng nhạt; Cát, cát trắng và sỏi: tập trung ở Diêm Trường (xã Xuân Lộc và Xuân Bình), thôn 4, 5 xã Xuân Hải và khu vực thôn Bình Nông (Xuân Lâm) với trữ lượng không lớn nhưng đáp ứng được nhu cầu làm vật liệu xây dựng địa phương.

f. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Thị xã Sông Cầu có nhiều cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới. Bãi biển dài, khúc khuỷu, núi ôm sát biển tạo bãi tắm độc lập và những đầm vịnh đẹp là tiềm năng tài nguyên du lịch như sau:

Năm 2011 Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia và đang làm hồ sơ đề nghị tổ chức CLB các vịnh đẹp nhất thế giới để công nhận là một trong những vịnh đẹp thế giới.

Đầm Cù Mông: Dài nhưng hẹp, diện tích 2.655 ha, bao bọc phía bắc bởi khối núi Cù Mông, bán đảo Xuân Hải, Xuân Hòa chạy dài theo hướng Bắc Nam dài hơn 15 km nhìn ra biển Đông nơi có nhiều bãi tắm đẹp, độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)