Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 56 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã giai đoạn 2011 - 2016 đạt 15,1%; tổng giá trị sản phẩm chiếm 14,4% so với cả tỉnh; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức bình quân của tỉnh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vượt hơn mức bình quân chung của tỉnh Phú Yên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp - xây dựng, mức độ phụ thuộc vào nông nghiệp ngày càng giảm.

Kinh tế thị xã Sông Cầu có vai trò quan trọng đối với kinh tế tỉnh Phú Yên nói chung và kinh tế tiểu vùng phía bắc tỉnh nói riêng; Vừa qua tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I (diện tích 97,5 ha) đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất, trong đó có 12 doanh nghiệp đi vào sản xuất, một số doanh nghiệp đang xây dựng; tỉnh đang có chủ trương xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu II (diện tích 102,7 ha), khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu III (diện tích 100 ha) và khu dân cư phục vụ khu công nghiệp (diện tích 147 ha) khả năng thu hút từ 6.000 đến 7.000 lao động, đây là động lực thúc đẩy thị xã Sông Cầu phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ nhất, tạo ra bước nhảy vọt, cùng với vùng kinh tế Đông Tác - Vũng Rô, khu công nghiệp Nam Tuy An (Phú Yên), khu kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp Phú Tài (Bình Định), hình thành các trọng điểm phát triển kinh tế, làm hạt nhân cho công nghiệp hoá toàn tỉnh và liên vùng kinh tế Phú Yên - Bình Định, về phía Bắc tính theo tuyến quốc lộ 1D, đã tạo lập cho Sông Cầu một khu du lịch liên vùng với các điểm Du lịch như: Gò Găng, Gò Bồi, Tây Sơn, Gành Ráng, Quy Hòa (thuộc Bình Định) và Xuân Hải, Vũng Chào, Vũng Me, Bãi Ôm, Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ (thuộc Sông Cầu). Khu du lịch liên hoàn này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tắm biển. Khách du lịch có thể đi lại thuận tiện bởi có các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt (ga Tuy Hòa, Diêu trì), đường hàng không (sân bay Phù Cát, Ðông Tác).

Ngoài ra Sông Cầu còn có các điểm du lịch Văn hoá - Lịch sử như: Di tích Hòn Hương, Mã chín tầng, Di tích khảo cổ học Gò Ốc, Cồn Đình, Miếu Công Thần, Mộ cụ Đào Trí, danh thắng Vịnh Xuân Đài.

Các năm gần đây thị xã đã thu hút được nhiều nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch, trong đó có một số dự án với quy mô đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Khu du lịch Long Hải Bắc - thị xã Sông Cầu (diện tích 8,7 ha, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng); Bãi Tràm - Xuân Cảnh (diện tích 98,4 ha; Tổng mức đầu tư 50,5 tỷ đồng); Bãi Ôm Xuân Phương (diện tích 18 ha; Tổng mức đầu tư 2 triệu USD); riêng khu vực Bãi Bàng, Bãi Bầu và Bãi Rạng - xã Xuân Hải; đã có 06 dự án du lịch sinh thái đi vào hoạt động.

Ngành du lịch thị xã Sông Cầu đang có bước phát triển đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư; một số dự án du lịch lớn đang được xây dựng. Du lịch Sông Cầu nằm theo Trục Bắc - Nam dọc tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 1D nối thành phố Tuy Hoà với tỉnh Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên; du lịch gắn liền với vùng biển và ven biển, được khai thác từ các cảnh quan thiên nhiên biển; có khu nghỉ dưỡng, khu tắm biển; nhiều khu vui chơi, giải trí cho du khách đặc biệt đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; các bãi tắm nổi tiếng như: Bãi Bàng, Bãi Rạng, Bãi Bầu, Bãi Nhổm, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Ôm…rất phù hợp việc đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ, hiện nay đã thu hút được một số dự án đầu tư trong và ngoài nước về du lịch sinh thái, tắm biển...đang được tiếp tục đầu tư khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch để phát triển du lịch tương xứng với tìềm năng, thế mạnh của thị xã.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,...) các khu du lịch, các điểm du lịch còn chậm và chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và lợi thế phát triển, đặc biệt là chưa khai thác triệt để các loại hình du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch biển và du lịch sinh thái. Sản phẩm du lịch còn nghèo, ít có sản phẩm mang tính đặc trưng, chất lượng dịch vụ, công số lưu trú của khách tác phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu, do đó khó thu hút được du khách (hệ còn thấp, chỉ đạt 1,12 - 1,18 ngày/khách).

3.1.2.2. Dân số, lao động, vic làm và thu nhp

a) Dân số

Năm 2016 dân số là 115.450 người, phân bố trên địa bàn 14 đơn vị hành chính gồm 4 phường và 10 xã. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,03‰ trong đó, dân số thành thị có 32.044 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,17‰, dân số nông thôn có 68.406 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 14,73‰. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã. Những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn

được các cấp ngành chú trọng, mức giảm sinh hàng năm (bình quân 0,5‰) được duy trì. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá trình mở mang, phát triển đô thị và các khu dân cư mới. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành, mở rộng về phía bắc thị xã các khu công nghiệp, các khu du lịch, khu dân cư trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

b) Lao động và việc làm

Bằng các giải pháp đồng bộ, thị xã đã huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp với các chương trình, dự án để tạo việc làm cho người lao động, đưa 2.858 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bình quân giải quyết việc làm cho 1.700 lao động/năm, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân. Năm 2013, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 55.380 người, trong đó ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 45,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 20,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 34% và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, đảng, đoàn thể, giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng chiếm 12,5%.

Trình độ học vấn, chuyên môn trong lực lượng lao động đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương của thị xã và của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30,2% so với tổng số lao động trên địa bàn, công tác đào tạo lại lao động cũng được chính quyền thị xã rất chú trọng.

3.1.2.3. Thc trng phát triển đô thịvà các khu dân cư nông thôn

a) Thực trạng phát triển đô thị

Địa bàn thị xã Sông Cầu hiện tại có 4 phường với tổng dân số đô thị là 32.044 người, chiếm 31,90% dân số toàn thị xã. Tổng diện tích đất đô thị của thị xã là 186.4 ha. Mật độ dân số đô thị tập trung cao nhất ở phường Xuân Thành 100 người/km2, thấp nhất là phường Xuân Yên 45 người/km2.

Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của Tỉnh nên thị xã không ngừng được đầu tư phát triển, các khu dân cư ngày càng được cải tạo, sắp xếp lại ổn định. Từng bước xây dựng và hình thành một số khu dân cư đô thị mới, đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân. Bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị được đầu tư xây dựng, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân thị xã ngày càng được cải thiện và nâng cao. Việc nâng cấp chỉnh trang đô thị được chú trọng, nhiều công trình dự án quan trọng đã hoàn thành, tạo điểm nhấn cho thị xã như: khu đô thị

mới Bắc Lục Khẩu (khu A); khu đô thị mới Nam Lục Khẩu (khu B); khu đô thị mới Lệ Uyên; Đầu tư xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp tái định cư dọc 02 bên bờ sông Tam Giang.

Đường Võ Thị Sáu (giai đoạn 2), Nguyễn Văn Trỗi, Lê lợi (giai đoạn 2), đường dọc Vịnh Xuân Đài - Khu du lịch Nhất Tự Sơn, đường ven Vịnh Xuân Đài (đoạn từ bãi tắm Bàn Than đến khu du lịch Nhất Tự Sơn), đường dọc Vịnh Xuân Đài (từ Quốc lộ 1 đến Trung Trinh - Vũng La)... Cầu từ khu A qua khu B, từ khu B qua Dân Phước, cầu Võ Thị Sáu; mở rộng và nâng cấp các trục đường chính huyết mạch như: đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hồng Sơn, Lê Thành Phương...; tiếp tục mở rộng các tuyến đường nội thành theo quy hoạch đã được phê duyệt; từng bước xây dựng các tuyến đường vành đai thị xã; trên 80% đường giao thông nội thị và trên 60% đường giao thông ngoại thị được bê tông hóa và nhựa hóa. Đầu tư đồng bộ các tuyến đường đầy đủ hệ thống vỉa vè, cống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh, đã làm thay đổi nhanh chóng cả về kiến Trúc và cảnh quan đô thị.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian của thị xã cũng còn nhiều tồn tại như: Một số khu vực vùng ven, vùng mới phát triển như phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Yên còn mang dáng dấp của vùng nông thôn. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị còn yếu, chưa tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế và giải quyết vấn đề lao động việc làm cho người dân. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn lực và khả năng đáp ứng vốn cho sự phát triển đô thị còn hạn chế. Cơ cấu tổ chức không gian, phân bố dân cư trên địa bàn còn chưa cân đối, có sự cách biệt giữa khu phát triển và kém phát triển.

b) Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Thị xã Sông Cầu hiện có 10 xã khu vực nông thôn (dân số 68.406 người), chiếm 68,10% dân số toàn thị xã. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 276,12 ha. Mật độ dân số nông thôn tập trung cao nhất ở xã Xuân Phương 174 người/km2, thấp nhất là xã Xuân Thọ 2 30 người/km2.

Nhìn chung các khu dân cư trên địa bàn các xã còn đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chỉnh trang cải tạo, sắp xếp lại. Đất xây dựng chưa tập trung, thường phát triển ven theo các tuyến đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa, tại những khu vực địa thế thuận lợi cho xây dựng, với lối kiến Trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dạng nhà phố và nhà vườn.

Trong những năm qua, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các khu, cụm dân cư trong thị xã đã có nhiều thay đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... đã được đưa về tới tận các thôn; kiến Trúc về nhà ở ngày càng khang trang và hiện đại hơn, đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, tốc độ chỉnh trang nhìn chung vẫn còn chậm so với yêu cầu, thực trạng cơ sở hạ tầng trong nhiều cụm dân cư vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến Trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng tự phát, chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị. Hiện vẫn còn trên 20% số hộ dân nông thôn chưa được dùng nước sạch.

3.1.2.4. Thc trng phát triển cơ sở h tng

a) Giao thông

Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông là: 581,11ha có 2 loại hình giao thông là đường bộ và đường thủy. Có nhu cầu đi tàu lửa thì vào ga Tuy Hòa, đi máy bay thì có thể sử dụng sân bay Tuy Hòa cách 55 km, sân bay Phù Cát Bình Định cách 45km.

b) Hệ thống cấp thoát nước

Hiện nay, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là hệ thống cấp nước máy nước Đông Bắc Sông Cầu (công suất 19.000 m3/ngày đêm) và nhà máy lọc nước từ hồ Bàu Tró (công suất 3.000m3/ngày đêm) đang hoạt động phục vụ cho nhân dân khu vực trung tâm thị xã và vùng phụ cận. Ngoài ra thị xã đang cải tạo, nâng cấp thêm hệ thống cấp nước, đảm bảo cho tất cả các xã, phường trên địa bàn đều có nước sạch sinh hoạt.

c) Giáo dục đào tạo

Hệ thống trường học phát triển tương đối nhanh, đồng bộ, phân bố phù hợp với các vùng dân cư, bao gồm:

Mầm non: Có 18 trường học với 117 phòng học.

Tiểu học: Có 21 trường với tổng số 266 phòng học.

Trung học cơ sở: có 12 trường với 156 phòng học.

Trung học phổ thông có 4 trường là THPT Phan Chu Trinh, THPT Phan Đình Phùng, THPT Võ Nguyên Giáp và THPT Nguyễn Khuyến.

Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp và trung tâm dạy nghề.

d) Thực trạng phát triển y tế

Hiện tại 14/14 xã, phường đã có trạm y tế, có bác sỹ chuyên trách, 12/14 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, tiểu khu có nhân viên y tế. Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, giám sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng và hoạt động có hiệu quả; công tác khám, chữa bệnh

cho người nghèo đã được triển khai thực hiện đạt kết quả tương đối tốt. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em được tăng cường, trung bình hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0,5‰, đã mở rộng diện bảo hiểm y tế (cả bảo hiểm y tế tự nguyện), từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhìn chung dịch vụ y tế ở thị xã đã phát triển, ngày càng đáp ứng được yêu cầu nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên do cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của một số trạm y tế đã xuống cấp nên hoạt động y tế ở tuyến cơ sở chưa đồng đều. Thị xã vẫn còn thiếu các bệnh viện chuyên khoa, bác sỹ chuyên sâu dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân còn có những hạn chế nhất định.

e) Quốc phòng, an ninh

Là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong thế trận phòng thủ của tỉnh. Nằm giữa hai thành phố, phía bắc là thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định, phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 56 - 61)