4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp: điều tra tiến hành thu thập thông tin về thửa đất theo mẫu qui định; nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề xây dựng bản đồ giá đất; tham khảo ý kiến đóng góp của những người am hiểu trong lĩnh vực đất đai về giá đất và tin học cũng như những người của những phòng ban khác có liên
+ Số liệu thứ cấp: kế thừa những dữ liệu địa chính mà địa phương đã xây dựng có tính pháp lý như thông tin pháp lý giấy chứng nhận, thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất, biến động diện tích, giá đất, các văn bản về giá đất, tình hình sử dụng đất, giao dịch đất đai, lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
2) Phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp: kiểm tra, rà soát toàn bộ kết quả điều tra và tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả điều tra; đánh giá tình hình, kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích giá đất thị trường; so sánh giá đất thị trường với giá đất cùng loại do UBND Tỉnh ban hành.
3) Các phương pháp định giá đất theo qui định: phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp thu nhập, phương pháp chiết trừ, phương pháp thặng dư.
4) Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính để đối chiếu, so sánh dữ liệu đầu vào áp dụng trong công tác cập nhật chuẩn hóa dữ liệu theo quy định của Nhà nước; sử dụng các phần mềm GIS (ArcGIS; MicroStation;..) để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN