4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5. Toàn cảnh GI Sở Việt Nam
Từ sự khởi xướng của Bộ Khoa học và Công nghệ, họat động nghiên cứu và triển khai GIS đã từng bước phát triển rộng rải ở Việt Nam. Ngày nay, GIS là nhu cầu của nhiều địa phương, nhiều ngành trong các quyết định về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Mặc dù những ứng dụng GIS tại Việt Nam chưa thật toàn diện, nhưng việc nắm bắt công nghệ tiên tiến để vận dụng triển khai các công trình, dự án phục vụ yêu cầu quản lý và qui họach được xây dựng rất nhiều. Tại các tỉnh thành trong cả nước, các nhà khoa học và các nhà quản lý đang phối hợp nghiên cứu và triển khai ứng dụng GIS, nhất là tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thành lớn.
Tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất đai:
CiLIS, VILIS là một hệ thống quản lý thông tin đất đai do các Trung tâm thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một số địa phương trên cả nước phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả tốt.
Lơi ích của một hệ thống thông tin có dữ liệu số (dữ liệu điện tử) được khai thác sử dụng trên các hệ thống máy tính là một điều không cần phải bàn cãi. Hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin và yêu cầu hội nhập như hiện nay. Việc nâng cao năng lực làm việc, hiệu quả công việc, tiết kiện chi phí là một yêu cầu cấp thiết. Để làm được việc này thì có một yêu cầu hết sức quan trọng đó là việc xây dựng được các hệ thống thông tin có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý, của từng ngành, từng lĩnh vực, thỏa mãn tốt các yêu cầu về sử dụng khai thác, và phân phối các thông tin vốn có trong hệ thống phục vụ cho công tác quản lý của ngành, lĩnh vực đó đồng thời cho các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan hay thậm chí là đáp ứng được các đòi hỏi về thông tin của nhân dân.
Tại thời điểm hiện nay,nhận thức được tầm quan trọng của các hệ thống thông tin như đã nói ở trên. Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các hệ thống thông tin cho quốc gia và các ngành. Ví dụ như các cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư cơ sở dữ liệu Quốc gia về luật,...Nhiều ngành nhiều lĩnh vực trong toàn quốc cũng đã xây dựng các thống thông tin của riêng mình. Mới đây chính phủ cũng đã phê duyệt đề án cho việc xây dựng một chính quyền điện tử (E-Government) nhằm đáp ứng cho các yêu cầu này.
Trong ngành Địa chính cũng cần thiết phải xây dựng các hệ thống thông tin như vậy. Một trong những hệ thống thông tin này là hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất đai (LIS) được hiểu chung là sự bao gồm của hai khối thông tin bản đồ và hồ sơ địa chính quản lý thống nhất tại các cấp. Trước đây bản đồ được vẽ trên các vật liệu truyền thống như ván gỗ bồi, giấy, diamat, hồ sơ địa chính được tổ chức lưu trên các loại sổ sách. Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu ngày càng tăng với thông tin đất đai và tiềm năng của việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực này là các động lực thúc đẩy việc xây dựng Hệ thống thông tin đất đai trên nền tảng một hệ thống máy tính cho các cấp trung ương và địa phương.
Mục tiêu đặt ra là thiết lập được một quy định chuẩn về chức năng và dữ liệu của hệ thống để các phía có liên quan đều nhất trí. Các chuẩn này cùng với những xác định về phần cứng, phần mềm tạo ra một hành lang pháp lý đối với hệ thống thông tin đất đai để các địa phương có thể thực hiện.
Hệ thống thông tin đất đai chứa một khối lượng thông tin lớn (bao gồm cả phần đồ họa và thuộc tính), có tính pháp lý rất cao do vậy khi xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Khả năng đáp ứng: Tính đáp ứng của hệ thống là khả năng đáp ứng được các yêu cầu về quản lý thông tin trong công tác quản lý đất đai, đáp ứng được các yêu cầu về khai thác sử dụng, cung cấp thông tin. Yêu cầu về khai thác thông tin không phải chỉ phục vụ riêng công tác công tác quản lý đất đai mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu khai thác thác của các ngành các lĩnh vực khác ví dụ các thống kê phục vụ lãnh đạo, các thông tin phục vụ việc thu thuế đất, các thông tin phục cho việc các đề án qui hoạch...
b) Tính tập trung: Tính tập trung của hệ thống là việc phải tập trung một cách đầy dủ toàn bộ thông tin của hệ thống (toàn tỉnh) vào một hệ thống nhất. Tính tập trung sẽ đảm bảo việc thống nhất dữ liệu trên qui mô toàn tỉnh. Sẽ đáp ứng được các yêu cầu quản lý tập trung dữ liệu cũng như việc khai thác dữ liệu một cách toàn diện và đầy đủ. Điều này cũng giúp cho việc xử lý dữ liệu trở nên đơn giản và thống nhất trong toàn tỉnh.
c) Tính tin cậy: Tính sẵn sàng thể hiện tính đúng đắn của của các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống. Không sửa đổi, thay thế tùy tiện, không mâu thuẫn với các khối thông tin khác.
d) Tính sẵn sàng : Tính sẵn sàng thể hiện khả năng sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thao tác trên hệ thống bất kỳ lúc nào
e) Tính an toàn: Tính an toàn đảm bảo cho dữ liệu không thể bị hỏng hóc hoặc bị mất với bất kỳ lý do nào.
Hệ thống thông tin đất đai chứa thông tin chi tiết đến từng thửa đất, thông tin này được sử dụng phục vụ quản lý đất đai ở các cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, thị xã và cấp xã phường, thị trấn (gọi tắt là cấp tỉnh, huyện và xã). Hệ thống được tổ chức phân tán tại cấp tỉnh, mỗi tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin trong phạm vi tỉnh mình. Chức năng của các cấp về cập nhật thông tin được quy định tương ứng với thẩm quyền quy định trong Luật Đất đai.