3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2.2. Đặc điểm xã hội
a. Dân số và lao động
So với cả cả nước, Đà Nẵng là địa phương thu hút nhiều dân cư ở nơi khác đến để học tập, làm việc và sinh sống, mặc dù mức tăng chưa bằng các tỉnh thành phố khác như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Hàng năm cũng có một bộ phận dân cư ở Đà Nẵng chuyển đi nơi khác để học tập, làm việc. Tuy nhiên, được đánh giá là đánh giá là nơi “đất lành chim đậu”, đang phát triển đô thị mạnh mẽ, xứng đáng là “thành phố đáng sống” với nhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ, Đà Nẵng thật sự đã thu hút mạnh mẽ dân cư từ nhiều nơi khác đến, do vậy, số lượng dân nhập cư thường lớn hơn nhiều so với di cư, cho nên dân số bình quân hàng năm ở Đà Nẵng tăng lên rất nhiều, bình quân tăng khoảng 2,6 vạn người mỗi năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
Dân số trung bình năm 2012 của Đà Nẵng là 973.838 người với tỉ lệ tăng tự nhiên là 12,74% và tốc độ tăng 2,39%. Trong đó, ở thành thị chiếm 87,18%, ở nông thôn là 12,82%, nam chiếm 49,32%, nữ là 50,68%. Có thể nói thành phố Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ “Dân số vàng”, tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm khoảng 35 %, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 6 %. Theo Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020 đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt ngày 23/7/2012, bằng phương pháp ngoại suy thế và phương pháp tỷ trọng dự báo đến năm 2020 dân số Đà Nẵng sẽ đạt hơn 1.490.000 người, trong đó nam chiếm 49%, thành thị chiếm 88%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 73,85%.
Tuổi bình quân dân số Đà Nẵng trong những năm gần đây dao động ở độ tuổi 30. Đây cũng là thời kỳ dân số có độ tuổi lý tưởng cho thành phố phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động tăng nhanh, chiếm gần 53% dân số năm 2012, trong đó, lao động có việc làm chiếm hơn 50%. Đặc biệt dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, điều này tạo cho nguồn lao động phát triển khá nhanh. Đây là một thuận lợi đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhưng đồng thời cũng trở thành áp lực cho thành phố trong vấn đề giải quyết việc làm.
Bảng 3.2: Dự báo dân số và lao động Đà Nẵng đến năm 2020
Stt Chỉ tiêu 2012 2020
1 Dân số (người) 973.838 1.490.358
Tỷ lệ nam 49,32% 48,63%
Tỷ lệ ở thành thị 87,18% 88,21%
2 Dân số trong độ tuổi lao động (người) 696.700 1.100.629
Tỷ trọng so với tổng dân số 71,54% 73,85%
Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng năm 2012, Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020 b. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, khi mà một lượng lớn các doanh nghiệp thiếu vốn phải giải thể, sáp nhập hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động bị mất việc làm ngày càng nhiều, cộng với việc di dân từ nông thôn lên thành thị và sự gia tăng dân số đã tạo sức ép rất lớn cho Đà Nẵng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Bên cạnh những khó khăn đó, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã giúp tăng thêm hàng chục ngàn chỗ làm mới; việc phát triển mở rộng các khu công nghiệp, đa dạng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, du lịch, tăng cường kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cũng đã tạo ra hàng loạt vị trí việc làm mới cho người dân; với quyết tâm thực hiện mục tiêu “có việc làm” theo chương trình “3 có” của thành phố, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động hàng năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 xuống còn 4,92%. Phấn đấu trong những năm tới giải quyết việc làm trung bình khoảng 34.000 lao động/năm, đạt mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.
Thành phố Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa, ổn định và phát triển, các lĩnh vực đầu tư được mở rộng và chú trọng, hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, do vậy, cơ hội việc làm cho người lao động càng nhiều, họ có quyền hơn trong việc lựa chọn công việc phù hợp với mức lương thỏa đáng, qua đó thu nhập nhập và đời sống cũng được cải thiện.
Theo thống kê, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng năm 2011 đạt 2.283 USD/năm. Với tình hình phát triển kinh tế hiện nay cộng với các giải pháp của thành phố về tạo công ăn việc làm cho người lao động, hứa hẹn mức thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng sẽ tăng trưởng trong thời gian tới.
c. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống của người dân được đánh giá bằng sự sảng khoái, hài lòng về thể chất, tâm thần và xã hội thông qua các tiêu chí cụ thể về mức sống, việc làm, môi trường, giáo dục, giải trí,...
Thành phố Đà Nẵng được đánh giá là phát triển nhanh và toàn diện về mọi mặt, các chỉ số về sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua như đã nêu trên thể hiện phát triển ổn định và bền vững, thúc đẩy và nâng cao đời sống của người dân; Mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu, đường, quy hoạch xây dựng chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu tư đúng mức đã tạo nên những khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu thể thao, công viên xanh,... mang dáng dấp của một thành phố hiện đại, văn minh. Các giá trị về văn hóa nghệ thuật truyền thống luôn được bảo tồn và phát huy, đầu tư xây dựng các công trình mới, hiện đại về y tế, giáo dục, thể thao, du lịch, giải trí mang tầm cở quốc tế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân.
Ngoài ra, vấn đề môi trường luôn được thành phố Đà Nẵng quan tâm hàng đầu, các chính sách về luật pháp, an ninh trật tự, văn minh đô thị, bình ổn giá tiêu dùng,... cũng luôn được của chính quyền thành phố quan tâm hết mức, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho người dân sinh sống và làm việc.