Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của người dân tại một số nước trong khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của người dân tại một số nước trong khu

trong khu vực

1.2.1.1. Ở Trung Quốc

Có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, GPMB, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào SDĐ sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu

trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.

Mức bồi thường cho GPMB được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý GPMB được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng GPMB.

Để giải quyết nhà ở cho người dân khi GPMB, phương thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở.

Trung Quốc thực hiện và thi hành chế độ đất đai công hữu, tức là chính sách sở hữu toàn dân (đối với đất đô thị) và chính sách sở hữu tập thể (đất ở nông thôn, ngoại ô đô thị ngoài phần sở hữu Nhà nước do pháp luật quy định), đất tự canh tác (đồi núi). Đối với đất thuộc sở hữu Nhà nước, căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu SDĐ, sau khi có đề nghị của cơ quan hành chính quản lý về đất đai và được chính quyền nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn thì được thu hồi đất. Chính vì có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn mà việc bồi thường nhà ở cho dân ở hai vùng này cũng có sự khác nhau: Đối với nhà ở của người dân TP, Nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá; Với người dân nông thôn, Nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về SDĐ đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là do đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư; năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh, chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn, tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng, chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm, tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà tái định cư...

1.2.1.2. Ở Thái Lan

Cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, quá trình đô thị hoá ở Thái Lan diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá đền bù. Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì Nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, Nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường.

1.2.1.3. Ở Hàn Quốc

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Seoul đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định cư trầm trọng trong TP. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền TP phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do TP quản lý và chính sách tái định cư. Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do TP quản lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Seoul khoảng 5 km. Khi thị trường bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc.

1.2.1.4.Singapore

Có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó có sở hữu tư nhân. Đất đai do Nhà nước sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%), nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ Quy hoạch SDĐ mà Nhà nước đó phê duyệt. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch đô thị và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề. Sau khi có quy hoạch, Nhà nước thu hồi đất và giao đất (bán hoặc cho thuê) cho các công ty (Nhà nước hoặc tư nhân) thực hiện đúng quy hoạch chi tiết. Quy hoạch được công bố trước khi thu hồi đất 2 - 3 năm. Nhà nước không cho phép chủ đầu tư mua đi bán lại trên mảnh đất đó được giao, trừ một số trường hợp đặc biệt. Phát triển nhất ở quốc gia này là nhà ở, nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng cho các mục đích của quốc gia, người bị thu hồi đất hoàn toàn yên tâm bởi ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định, người bị thu hồi đất sẽ được bố trí ngay các căn hộ mới hơn, đẹp hơn, thậm chí có cả trường hợp diện tích tái định cư rộng hơn.

* Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu chính sách quản lý, sử dụng đất đai và chính sách thu hồi đất ở một số quốc gia:

- Mặc dù chế độ sở hữu đất đai khác nhau nhưng chính sách, pháp lý về thu hồi đất là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển.

- Công tác quy hoạch SDĐ vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo sự phát triển bền vững. Việc xây dựng quy hoạch được tiến hành từng bước, khoa học, thận trọng mang tính chiến lược lâu dài thể hiện rõ vai trò, vị trí của đất đai trong nền kinh tế thị trường.

- Hầu hết ở các quốc gia, Nhà nước không chỉ đảm bảo cho người SDĐ có đất tái định cư, đảm bảo tốt nhất điều kiện sống mà còn đảm bảo mọi điều kiện khác đều tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất.

- Để có quỹ đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, công cộng, lợi ích của quốc gia, chính quyền chịu trách nhiệm thu hồi đất thông qua hoạt động của các tổ chức phát triển quỹ đất để cho các đơn vị thực hiện dự án theo quy hoạch có được quỹ đất, quỹ nhà đầy đủ bồi thường cho người bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng đối đầu giữa nhà đầu tư và chủ đất trong quá trình đền bù, GPMB. Không có hiện tượng tư nhân thương lượng với người dân để mua lại đất xây dựng các công trình nhà ở, cơ sở thương mại để kinh doanh.

- Nhà nước đặc biệt quan tâm đến giá đất và giá bồi thường. Việc xây dựng giá đất dựa trên từng loại đất theo hình thức sở hữu, việc tính toán bồi thường bảo đảm yêu cầu và ở mức thỏa đáng theo quy định của pháp luật; giá tính bồi thường căn cứ theo giá của cơ quan định giá dưới sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ (ở Trung Quốc); Chính phủ bồi thường cho người bị thu hồi đất mức giá cao theo giá thị trường và người dân không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

-Điều kiện tốt nhất để thực hiện hiệu quả thu hồi đất là trước khi lập phương án thu hồi đất và tái định cư phải tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng để thu thập đầy đủ các thông tin, tạo điều kiện thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chính xác, công bằng, giảm thiểu được khó khăn cho người có đất bị thu hồi.

1.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam

1.2.2.1. Trước khi có Luật Đất đai 2003

Nhu cầu thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phát triển đô thị, các dự án sản xuất, kinh doanh là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Luật Đất đai 1993 (bao gồm cả Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1998 và năm 2001) là một trong những luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Qua mười năm thực hiện Luật Đất đai 1993, pháp luật về đất đai đã trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thuỷ sản. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hoá; bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện. Diện tích đất có rừng che phủ từ chỗ bị suy giảm mạnh, gần đây đã được khôi phục và tăng nhanh. Cơ cấu sử dựng đất được chuyển đổi cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng đô thị tăng nhanh, đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Người sử dụng đất gắn bó hơn với đất đai, quyền sử đụng đất đã trở thành nguồn vốn lớn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thị trường bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất tuy còn sơ khai nhưng đã thu hút một lượng vốn đáng kể vào đầu tư hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, cải thiện dần về điều kiện nhà ở của nhân dân.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và pháp huy tính tự chủ của địa phương.

Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp luật về đất đai đã bộc lộ rõ những hạn chế, đó là:

- Pháp luật về đất đai chưa xác định rõ nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý. Vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước chưa được xác định trong luật.

- Pháp luật về đất đai chưa đủ tầm giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới.

- Pháp luật về đất đai chưa thực sự theo kịp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Luật Đất đai quy định tương đối tập trung vào biện pháp quản lý hành chính và vẫn còn mang nặng tính bao cấp, trong khi các mối quan hệ về kinh tế được đề cập, điều chỉnh còn ít. Chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử đụng đất, về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu đấu giá quyền SDĐ.

- Pháp luật về đất đai chưa giải quyết được những tồn tại lịch sử trước đây về đất đai, cũng như những vấn đề mới nảy sinh. Trong thực tế, vấn đề đòi lại nhà, đất vẫn tiếp tục xảy ra và còn có ý kiến khác nhau trong xử lý. Tình trạng vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề bức xúc trong khi các quy định và chế tài giải quyết còn thiếu hoặc ít mang tính khả thi.

- Nhiều nội dung của pháp luật về đất đai mới dừng ở mức độ quy định nguyên tắc, quan điểm mà thiếu các văn bản quy định cụ thể nên việc hiểu pháp luật và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các ngành, các cấp.

- Giá đất tính bồi thường còn quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương; Chưa có quy định cụ thể về vấn đề tái định cư như tiêu chuẩn khu tái định cư, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí tái định cư, các biện pháp khôi phục và đảm bảo đời sống sản xuất tại khu tái định cư.

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, Luật Đất đai 2003 ra đời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, phát huy quyền làm chủ của người dân.

1.2.2.2. Sau khi có Luật Đất đai 2003

Ở nước ta, từ sau Luật Đất đai 2003, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của NĐ 84/2007/NĐ-CP, NĐ 69/2009/NĐ-CP đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27)