Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 85)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

* Các nội dung công khai

- Tại buổi công bố quy hoạch, Hội đồng BTTH và GPMB sẽ thông báo cho người dân các nội dung gồm: Quyết định thành lập Hội đồng GPMB; Quyết định thu hồi đất tổng thể của UBND thành phố; Quyết định phê duyệt và nội dung chi tiết của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi được UBND thành phố phê duyệt như giá bồi thường, chính sách hỗ trợ; Hướng dẫn kê khai; Thời gian dự kiến hoàn thành dự án…

- Thời gian kiểm định;

- Quyết định phê duyệt tính pháp lý về nhà – đất;

- Bảng kê chi tiết các khoản bồi thường, hỗ trợ, tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của từng hộ bị thu hồi đất.

* Hình thức công khai: Loa phát thanh của từng thôn, tổ; Các buổi họp dân; Niêm yết thông tin tại bảng thông báo của thôn, UBND xã.

* Kết quả điều tra từ phiếu lấy ý kiến:

Bảng 3.21. Kết quả lấy ý kiến về sự tham gia của người dân trong quy trình thực hiện

công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu Công nghệ cao

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Số lượng tham

gia/Tổng phiếu điều tra

0/50 3/50 45/50 0/50 0/50 0/50 47/50 50/50

Tỉ lệ tham gia (%) 0 6 90 0 0 0 94 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Qua kết quả điều tra tại Bảng 3.21 thì tỉ lệ tham gia bước 1, 4, 5 và bước 6 là 0% do thời điểm triển khai dự án, các quy định về thủ tục bồi thường thiệt hại, GPMB không quy định về công tác thông báo thu hồi đất, niêm yết dự thảo phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, không có quy định người dân được tham gia phúc tra, xét tính pháp lý. Đây là những hạn chế trong quy định về công tác GPMB trước đây, việc thông báo trước kế hoạch triển khai dự án cụ thể bằng văn bản giúp người dân chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc cũng như Nhà nước kịp thời lấy ý kiến của người dân để có chính sách hợp lý hơn, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của người dân. Sự tham gia của người dân ở mỗi bước đều mang lại hiệu quả cao trong công tác GPMB, đóng vai trò cung cấp thông tin cũng như giám sát việc thực hiện của cả Hội đồng BTTH.

Bước 2: Đa số người dân (96% phiếu điều tra) còn chưa nắm được người dân trong vùng dự án có nằm trong thành phần của Hội đồng BTTH và GPMB hay không. Thực tế thì trưởng thôn, người sẽ đại diện cho người dân trong vùng dự án tham gia các cuộc họp Hội đồng BTTH và GPMB để cung cấp thông tin, trình bày ý kiến cũng như truyền đạt lại các ý kiến giải quyết của Hội đồng cho người dân được biết. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về GPMB cần phải chú trọng hơn nữa.

Tại các bước 3, bước 7 và bước 8, sự tham gia của người dân là rất tốt, trên 90%. Một số trường hợp tổ chức họp dân nhưng người dân không tham dự do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không có thông tin chính xác về dự án.

Bảng 3.22. Kết quả lấy ý kiến về trình tự công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu Công nghệ cao

Ý kiến đánh giá Không

có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 5 17 23 5 50 0 50 Tỉ lệ (%) 10 34 46 10 100 0 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Theo kết quả điều tra tại Bảng 3.22, đa số người dân có phản hồi tốt về quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đạt 45/50 phiếu. Các ý kiến không chấp nhận là do một số hộ có nguồn gốc đất đai phức tạp, cần phải xác minh, lấy ý kiến khu dân cư, lấy thông tin về nghĩa vụ nộp thuế nhà đất… nên các bước GPMB còn chậm, không đúng như tiến độ đã thông báo cho người dân.

Bảng 3.23. Kết quả lấy ý kiến về công tác kiểm kê đất đai, nhà cửa, cây cối và các tài

sản khác gắn liền với đất dự án Khu Công nghệ cao

Ý kiến đánh giá Không có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 4 15 25 3 47 3 50 Tỉ lệ (%) 8 30 50 6 94 6 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Đây là một trong những bước đầu nhưng rất quan trọng, là cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân: 3/50 phiếu điều tra không có ý kiến là do các trường hợp này đất trống, chưa có tài sản khác trên đất; Còn lại 47/50 phiếu có ý kiến. Trong đó, người dân chủ yếu đề nghị kiểm kê theo số cây trồng thực tế có trên đất để bồi thường, không nên tính theo mật độ.

Bảng 3.24. Kết quả lấy ý kiến của người dân về giá trị bồi thường, hỗ trợ dự án Khu Công nghệ cao Ý kiến đánh giá Không có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 5 10 25 10 50 0 50 Tỉ lệ (%) 10 20 50 20 100 0 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Giá trị bồi thường là một trong những nội dung quan tâm đầu tiên của người dân có đất bị thu hồi, do đó mà 100% các hộ được hỏi đều có ý kiến trả lời. Bên cạnh 20% ý kiến đánh giá rất tốt vẫn có 20% ý kiến không chấp nhận do giá bồi thường còn thấp: phần giá trị bồi thường về nhà không đủ để người dân xây mới lại, giá đất bồi thường chưa sát với giá thị trường. Thực tế, nhiều hộ nhận chuyển nhượng đất rừng để trồng trọt nhưng khi bị thu hồi để thực hiện dự án thì giá hỗ trợ đối với đất rừng chỉ có 4.500 đồng/m2 (đối với trường hợp đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người sử dụng đất có hộ khẩu tại địa phương), quá thấp so với giá đất nhận chuyển nhượng thực tế.

Bảng 3.25. Kết quả lấy ý kiến của người dân về khâu tái định cư dự án Khu Công

nghệ cao

Hình thức nhận đất tái

định cư Ý kiến đánh giá

Bốc thăm Chỉ định Tổng số Rất tốt Tốt Không tốt Không có ý kiến Tổng số Số lượng ý kiến 0 50 50 10 32 8 0 50 Tỉ lệ (%) 0 100 100 20 64 16 0 100

Qua Bảng 3.25, ta thấy tại thời điểm này, việc bố trí tái định cư là do UBND thành phố chỉ định, người dân không được biết trước chính xác về vị trí đất tái định cư, hướng đất, diện tích… Do đó, có 16% ý kiến không tốt đối với công tác tái định cư. Bên cạnh đó, tuy hạ tầng kỹ thuật tại nơi ở mới phát triển hơn vị trí cũ nhưng diện tích tại nơi ở mới nhỏ hơn vị trí trước giải tỏa nên khó đạt được sự hài lòng của người dân về đất tái định cư.

Bảng 3.26. Kết quả lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân về công tác giải

phóng mặt bằng dự án Khu Công nghệ cao

Ý kiến đánh giá Không

có ý kiến

Tổng số Rất hài lòng Hài lòng Không

hài lòng

Tổng số ý kến

Số lượng ý kiến 5 30 11 46 4 50

Tỉ lệ (%) 10 60 22 92 8 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Nhìn chung, công tác GPMB để thực hiện dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng khá đạt được sự hài lòng của người dân (35/50 ý kiến rất hài lòng và hài lòng). 11/50 ý kiến không hài lòng chủ yếu là do chính sách bồi thường GPMB vẫn còn nhiều hạn chế, giá bồi thường, hỗ trợ còn thấp, người dân không muốn thay đổi chỗ ở đã gắn bó với người dân bao đời nay để đi đến chỗ ở mới…

Tóm lại, dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng áp dụng Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn nên sự tham gia của người dân vẫn còn nhiều hạn chế:

Sau khi có Quyết định phê duyệt quy hoạch dự án, người dân mới được Hội đồng Bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng công bố quy hoạch, phổ biến về chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án.

Không có văn bản nào thông báo cụ thể về dự án, về kế hoạch triển khai dự án cho người dân được biết.

Hơn nữa, dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng vốn là khu vực trung du và miền núi, diện tích sử dụng của mỗi hộ thường lớn, nguồn gốc sử dụng và ranh giới thường không rõ ràng...khiến cho công tác xác định nguồn gốc, đề xuất mức bồi thường, hỗ trợ của Hội đồng rất khó khăn, gây nên nhiều khiếu kiện khó giải quyết của người dân trong quá trình thực hiện dự án.

Do đó, trong quá trình triển khai dự án, Hội đồng GPMB đã giải quyết rất nhiều đơn kiến nghị của các hộ dân. Nhiều trường hợp, lãnh đạo UBND thành phố và lãnh đạo UBND huyện đã trực tiếp tiếp dân để xác minh nguồn gốc và đưa ra hướng bồi thường, hỗ trợ hợp lý, đảm bảo tối đa lợi ích của người dân.

Như vậy,việc tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là điều hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc đầy nhanh tiến độ dự án, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân, vừa đảm bảo được quyền lợi của Nhà nước.

3.3.2. Dự án Đường Hòa Phước - Hòa Khương

* Các nội dung công khai cho người dân được biết

- Tại buổi công bố quy hoạch, Hội đồng BTTH và GPMB sẽ thông báo cho người dân các nội dung gồm: Quyết định thành lập Hội đồng GPMB; Quyết định phê duyệt và nội dung chi tiết của phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi được UBND thành phố phê duyệt như giá bồi thường, chính sách hỗ trợ; Hướng dẫn kê khai; Thời gian dự kiến hoàn thành dự án…

- Thông báo thu hồi đất có nêu rõ thời gian, địa điểm kiểm định;

- Quyết định kiểm đếm bắt buộc và kết quả kiểm đếm bắt buộc (nếu có); - Quyết định phê duyệt tính pháp lý về nhà – đất;

- Dự thảo phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với đầy đủ thông tin về các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ, tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của từng hộ bị thu hồi đất, việc bố trí tái định cư, việc di dời…

- Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

* Hình thức công khai: Loa phát thanh của từng thôn, tổ; Các buổi họp dân; Niêm yết thông tin tại bảng thông báo của thôn, UBND xã; Thông báo bằng văn bản cụ thể được gửi đến từng hộ; Báo, đài…

* Kết quả điều tra từ phiếu lấy ý kiến:

Bảng 3.27. Kết quả lấy ý kiến về sự tham gia của người dân trong quy trình thực hiện

công tác giải phóng mặt bằng dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Số lượng tham

gia/Tổng phiếu điều tra

50/50 40/50 47/50 4/50 0/50 10/50 48/50 50/50

Tỉ lệ tham gia (%) 100 80 94 8 0 20 96 100

Như vậy, tại thời điểm này, áp dụng Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, 100% hộ dân thuộc dự án đã được thông báo cụ thể bằng văn bản kế hoạch triển khai dự án, kế hoạch tái định cư… để người dân được biết. Đây được xem như một cam kết ban đầu của Nhà nước khi thực hiện dự án, giúp người dân chủ động hơn trong việc tham gia vào dự án.

Khâu phúc tra dự án, tỷ lệ người dân tham gia chỉ đạt 8% do thực chất, công tác phúc tra chỉ được tiến hành trên tỉ lệ khoảng 5% tổng số hồ sơ, do Hội đồng BTTH và GPMB và đại diện là Phòng Tài nguyên và Môi trường chọn ngẫu nhiên. Như vậy, chỉ những hồ sơ được chọn thì người dân đang sử dụng đất tại hồ sơ đó mới biết và tham gia vào quá trình phúc tra.

Ngoài ra, công tác xét tính pháp lý là việc chuyên môn của Hội đồng BTTH và GPMB, dựa trên kết quả kiểm đếm, việc kê khai nguồn gốc của người dân và kết quả xác nhận nguồn gốc tại UBND xã, phường nên người dân không tham gia. Tuy nhiên, kết quả xét tính pháp lý là dựa trên sự tham gia của người dân ở các bước trước và được người dân xem xét công khai, đóng góp ý kiến về kết quả họp xét. Nếu có ý kiến phản hồi của người dân, Hội đồng BTTH và GPMB sẽ kiểm tra và giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, xét về mặt tổng thể, tại dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương, mức độ tham gia của người dân vào quy trình GPMB đã được tăng lên đáng kể ở từng bước thực hiện.

Bảng 3.28. Kết quả lấy ý kiến về trình tự công tác giải phóng mặt bằng dự án Đường

Hòa Phước – Hòa Khương

Ý kiến đánh giá Không có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 10 25 12 3 50 0 Tỉ lệ (%) 20 50 24 6 100 0 100

Theo kết quả điều tra, đa số người dân có phản hồi tốt về quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đạt 35/50 phiếu, trong đó, tỉ lệ phản hồi rất tốt đạt 10/50 phiếu. Các ý kiến không chấp nhận chủ yếu là một số hộ bị thu hồi đất ở, có nguồn gốc đất đai phức tạp, cần phải xác minh, lấy ý kiến khu dân cư, lấy thông tin về nghĩa vụ nộp thuế nhà đất… nên các bước GPMB còn chậm, không đúng như tiến độ đã thông báo cho người dân.

Bảng 3.29. Kết quả lấy ý kiến về công tác kiểm kê đất đai, nhà cửa, cây cối và các tài

sản khác gắn liền với đất dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Ý kiến đánh giá Không có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 8 20 20 2 50 0 50 Tỉ lệ (%) 16 40 40 4 100 0 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2015

Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ phản hồi tốt và rất tốt về công tác kiểm kê tài sản đạt tỉ lệ khá cao, 56%. Các ý kiến không chấp nhận có tỉ lệ thấp, chủ yếu là do người dân còn có ý kiến trong việc kiểm kê về nhà, cụ thể là phần móng còn chậm. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân khách quan của quá trình kiểm kê. Bởi theo quy định, phần móng phải được đào lên kiểm tra, lập biên bản lại để xác định giá trị bồi thường khi người dân chuẩn bị bàn giao mặt bằng. Đây là quy định đảm bảo tính khách quan, chính xác của quá trình kiểm kê tài sản.

Bảng 3.30. Kết quả lấy ý kiến của người dân về giá trị bồi thường, hỗ trợ dự án

Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Ý kiến đánh giá Không có ý kiến Tổng số Rất tốt Tốt Chấp nhận Không chấp nhận Tổng số ý kiến Số lượng ý kiến 9 17 18 6 50 0 50 Tỉ lệ (%) 18 34 36 12 100 0 100

Như vậy, so với dự án Khu Công nghệ cao, tại dự án này, tỉ lệ các ý kiến chấp nhận đạt tỉ lệ rất cao do đơn giá bồi thường về đất đã được nâng lên rất nhiều: Bảng giá đất ở theo Quyết định 50/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2014 cao hơn rất nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)