Giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong công tác giải phóng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 97)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong công tác giải phóng mặt

phóng mặt bằng

Đây là công tác không kém phần quan trọng để đưa Luật Đất đai đến gần với người dân, giúp họ hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Trong tất cả các báo cáo của cơ quan Tài nguyên và Môi trường luôn có phần nội dung về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Đất đai cho người dân, điều đó khẳng định tầm quan trọng và sự quan tâm của các cấp chính quyền tới công tác này.

- Cần có nhiều hoạt động để đẩy mạnh công tác trên như thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý TP, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý, tham gia hoà giải tranh chấp tại các xã, phường trên địa bàn TP.

- Bên cạnh đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp đối với từng đối tượng; từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong các chính sách pháp luật về GPMB.

- Công tác tuyên truyền, vận động phải mềm dẻo, linh hoạt, để người dân thấy được sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân trong thực hiện dự án. Ngoài cơ quan chuyên môn, cần mời thêm các tổ chức quần chúng như Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, thậm chí là các tổ chức tôn giáo cùng tham gia để tạo sự đồng thuận của dân trong quá trình thực hiện dự án - nhất là những dự án có giải tỏa, đến bù, huy động sự đóng góp của dân, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Vận động nhân dân tự chuyển đổi ngành nghề, thay đổi cơ cấu phát triển kinh tế gia đình theo hướng dịch vụ, buôn bán nhỏ phù hợp với điều kiện của từng hộ.

- Khi người dân có thắc mắc, khiếu nại gì thì phải giải thích, giải quyết cụ thể, rõ ràng, dứt điểm để hạn chế, ngăn chặn những khiếu nại không cần thiết đồng thời tạo niềm tin cho người dân vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau để một mặt nâng cao kiến thức về pháp luật đất đai cho người dân, một mặt giúp cho người dân nắm rõ tình hình thực hiện công tác GPMB trên địa bàn huyện, đảm bảo sự tham gia của người dân ngày càng có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn:

+ Thường xuyên cập nhật tình hình GPMB, các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà địa phương đang áp dụng... trên một trang điện tử cụ thể nào đó để người dân có thể dễ dàng khai thác thông tin khi cần.

+ Đối với bộ phận người dân còn hạn chế về trình độ tin học thì có thể thường xuyên đăng tải các thông tin về GPMB trên các phương tiện thông tin như truyền hình địa phương, loa phát thanh, bảng thông tin của UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố...

+ Một biện pháp cũng có hiệu quả cao là tổ chức các cuộc họp dân, tuyên truyền phổ biến pháp luật định kì nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tăng hiệu quả sự tham gia của người dân.

3.4.4. Giải pháp cụ thể

3.4.4.1. Công tác lập quy hoạch, xây dựng phương án GPMB

- Thực hiện tốt việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có biện pháp kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế, khắc phục tình trạng quy hoạch “ treo ”. Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch trung tâm các xã phường, trung tâm cụm xã phường.

- Công bố công khai quy hoạch các dự án, các mốc giới và hành lang bảo vệ công trình để địa phương có thể thực hiện việc quản lý, để nhân dân giám sát, thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

- Khi lập quy hoạch, xây dựng mỗi phương án GPMB phải đặt lợi ích của cộng đồng, lợi ích công cộng lên hàng đầu nhằm dễ dàng đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc triển khai dự án về sau, hạn chế những dự án quy hoạch treo đang diễn ra phổ biến như hiện nay.

- Có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu hồi đất.

- Cần rút ngắn thời gian thẩm định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Khi phương án được phê duyệt thì nên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có dự án thu hồi đất trong một khoảng thời gian nhất định.

3.4.4.2. Về công tác bồi thường khi thu hồi đất - Giá đất bồi thường

Một trong những nguyên nhân gây trở ngại lớn đến dự án là do giá bồi thường chưa phù hợp – Vấn đề gây bức xúc cho người dân nhiều nhất.

Việc xác định giá đất không đồng bộ, thống nhất, các quy định về giá đất còn chưa cụ thể, rõ ràng sẽ gây khó khăn cho chính quyền và các tổ chức khi thực hiện công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất. Chính vì vậy cần phải có những quy định cụ thể và hợp lý về giá đất, để làm được điều đó em xin đưa ra một số giải pháp như:

- Việc điều chỉnh giá đất phải được tiến hành đảm bảo sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tránh được sự chênh lệch giá quá cao. Khi áp giá bồi thường cần dựa trên tình hình chuyển nhượng thực tế trên thị trường để đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân có đất bị thu hồi.

- Cần áp dụng nhất quán chính sách một giá, tránh tình trạng một số người dân không chịu chấp hành chính sách GPMB, không chịu bàn giao đất cho dự án lại được đề nghị một mức giá khác. Điều này sẽ gây nên làn sóng ăn theo, so bì trong dân chúng, mất công bằng giữa những người chấp hành tốt và những người không chấp hành các chính cách GPMB của địa phương.

- Cung cấp chính xác, kịp thời các thông tin về giá đất tai từng loại đường phố, loại vị trí... cho người dân được biết.

3.4.4.3. Về công tác hỗ trợ khi thu hồi đất

- Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Kết hợp giải quyết việc làm theo cả ba hướng:

+ Tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án;

+ Khai thác các tiềm năng giải quyết việc làm liên quan do dự án tạo nên; + Đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hỗ trợ của các dự án.

- Khi thu hồi đất thì người nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất do giá bồi thường đất nông nghiệp thường thấp hơn giá đất ở, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó, Nhà nước ta cần phải có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nông dân. Nhà nước cần phải đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ phù hợp và để cho nông dân lựa chọn. Ví dụ như có hộ muốn tiếp tục làm nghề nông, có hộ muốn đổi nghề khác. Phải tìm hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người nông dân để có hướng giải quyết chính xác, chứ không thể cứ bắt nông dân phải học những nghề mà họ không mong muốn hay không phù hợp với họ như hiện nay.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ bị thu hồi đất để: Trợ cấp học phí cho con em của các hộ trong vùng dự án có hoàn cảnh khó khăn; Trợ cấp cho những người già, người tàn tật, người neo đơn..;

- Có cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các khu vực bị thu hồi nhiều đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ, phục vụ các khu công nghiệp, đô thị ,giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và khu công nghiệp hiện tại với vùng dân cư cũ.

3.4.4.4. Về công tác tái định cư khi thu hồi đất

- Nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu tái định cư.

- Quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư phải đảm bảo được tính bền vững lâu dài, chất lượng, hiệu quả và tổ chức di chuyển cho các hộ tái định cư tới nơi ở mới khi đã cơ bản hoàn thiện các công trình thiết yếu như: mặt bằng, nước sinh hoạt, đường giao thông,… Công tác tái định cư cần phải đi trước công tác thu hồi đất. Không cho phép tiến hành GPMB đối với những dự án chưa có khu bố trí tái định cư đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật. Như vậy sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ dự án, người dân bị thu hồi đất có thể yên tâm giao đất cho dự án để di chuyển đến chỗ ở mới.

- Chính sách về tái định cư phải tuân thủ nguyên tắc khu tái định cư có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ, chứ không nhất thiết phải đáp ứng tái định cư tại chỗ, hay tái định cư gần nơi ở cũ, thuộc địa bàn cũ một cách máy móc...

3.4.4.5. Giải quyết dứt điểm những tồn đọng trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất kết hợp với việc giải quyết khiếu nại về đất đai và thu hồi đất

Những khiếu nại phổ biến trong dân chúng về công tác GPMB thường là: thu hồi đất, bồi thường chưa thỏa đáng, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất…mà nguyên nhân phát sinh phần lớn do khi thu hồi đất chỉ chú trọng đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người bị thu hồi đất, mà chưa thực hiện các chính sách chăm lo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất; một số trường hợp khi giải quyết chưa chú trọng đến quyền lợi chính đáng của người dân, từ đó gây bức xúc phát sinh khiếu kiện.

Có nơi do công tác tuyên truyền, thuyết phục người dân trước, trong và sau khi giải quyết chưa triệt để, người dân trình độ nhận thức còn thấp (đồng bao dân tộc đông) và hiểu biết chưa thấu đáo pháp luật về đất đai và quyền, nghĩa vụ trong thực hiện khiếu nại tranh chấp đất đai, dẫn tới nhận thức sai lệch gây khiếu kiện tập trung đông người lên cấp trên. Vì vậy, em xin đưa ra một số giải pháp giải quyết tình trạng này như:

- Trước tiên cần nâng cao nhận thức về pháp luật trong đội ngũ cán bộ ở địa phương cũng như của người dân thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các buổi họp tổ dân phố... Cán bộ tiếp dân phải phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân để người dân khiếu nại đúng quy định của pháp luật.

- Phát huy vai trò Ban Thanh tra nhân dân và Hội Nông dân cấp xã trong đối thoại, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Các vụ việc phát sinh tại cấp cơ sở phải được hòa giải và giải quyết tốt tại cơ sở.

- Phát huy vai trò hòa giải của Mặt trận và các đoàn thể cơ sở, những vụ khiếu nại đông người phải ưu tiên chỉ đạo giải quyết kịp thời. Trong quá trình thu thập chứng cứ nếu không đủ chứng cứ, chưa đảm bảo điều kiện để kết luận thì phải lắng nghe nhân dân, tránh áp đặt suy diễn chủ quan, dẫn tới kết luận, giải quyết không đúng.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở trong giải quyết khiếu nại, sử dụng cán bộ có năng lực, am hiểu pháp luật và có uy tín với nhân dân để chủ trì giải quyết. Khi đã giải quyết thì phải kiên quyết đến nơi, đến chốn, tránh qua loa chiếu lệ, đảm bảo công khai, dứt điểm.

- Khi giải quyết phải coi trọng hình thức đối thoại dân chủ, công khai giữa cán bộ giải quyết và người khiếu kiện cũng như người bị khiếu kiện. Chú ý các biện pháp giáo dục, thuyết phục, hòa giải trong nội bộ nhân dân với nhà nước.

3.4.4.6. Một số giải pháp khác

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân làm tốt công tác GPMB; đồng thời phê phán, xử lý nghiêm với những đơn vị, cá nhân cố tình dây dưa, không chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.

- Công khai tài chính là một biện pháp quan trọng để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn những sai phạm trong các hoạt động có liên quan... Thực tế cho thấy, những quy định này vẫn mang tính hình thức. Nội dung này trong quy chế cần phải được cụ thể hóa, đồng bộ hóa một bước. Trước mắt, cần công khai và minh bạch các nguồn thu - chi của các dự án, chương trình xây dựng và phát triển TP; nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người dân và phát huy thực sự quyền giám sát của họ trong quá trình tổ chức thực hiện các công trình có tính quốc kế, dân sinh.

- Huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư dự án, công tác GPMB, tái định cư. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Hoà Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, có tiềm năng đất đai lớn để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công trên địa bàn huyện vẫn còn thấp. Đây là những lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm tới địa bàn huyện. Do đó, công tác quy hoạch, GPMB luôn được chú trọng.

Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được điều chỉnh theo hướng đơn giản và chuyên nghiệp hơn, chú trọng hơn đến lợi ích của người dân trong vùng dự án, tăng cường sự tham gia của người dân (trong hầu hết các bước của qui định). Mọi kết quả của từng bước thực hiện công tác GPMB đều được niêm yết công khai để người dân được biết, được kiểm tra và giám sát hoạt động của Hội đồng BTTH và GPMB, đảm bảo tính công bằng, dân chủ, minh bạch.

Các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ thuộc diện thu hồi đất luôn được UBND huyện Hòa Vang quan tâm sâu sắc. Giá bồi thường về đất không ngừng được nâng cao để sát với giá thị trường. Đối với những trường hợp khó khăn, không chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án, Hội đồng BTTH và GPMB đều tiếp dân, vận động, lắng nghe từng ý kiến, tìm hiểu từng hoàn cảnh để có hướng hỗ trợ hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Huyện đã tổ chức nhiều buổi đối thoại, tổ chức kiểm tra thực tế tại hiện trường để giải thích, vận động người dân và có những giải pháp hỗ trợ cụ thể nên nhiều dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 97)