Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

3.1.6.1. Thuận lợi

Huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Đây là một thị trường lớn để Hòa Vang cung cấp lao động, nguyên liệu và các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hoa quả. Sự phát triển kinh tế, gia tăng đầu tư và tốc độ đô thị hoá lớn của nội thành thành phố Đà Nẵng sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thành phố Đà Nẵng là nơi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện.

Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua (quốc lộ 1A, QL 14B, đường sắt, xa lộ Bắc - Nam trong tương lai, gần cảng biển Đà Nẵng, sân bay quốc tế Đà Nẵng, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện) tạo cho huyện khả năng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển dịch vụ du lịch.

Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khu rừng bảo tồn Bà Nà-Núi Chúa, nguồn nước khoáng ở Đồng Nghệ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, trên cơ sở đó làm đòn bẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của huyện. Đặc biệt, với trên 60% diện tích là rừng núi, ngoài nhiệm vụ là lá phổi của thành phố Đà Nẵng, Hòa Vang còn là bức bình phong bảo vệ thành phố Đà Nẵng khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.

Quỹ đất của huyện còn tương đối dồi dào, lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công trên địa bàn huyện vẫn còn thấp. Đây là những lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm tới địa bàn huyện.

Đất lâm nghiệp nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, hình thành một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông, lâm nghiệp theo hướng tăng dần ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị đất lâm nghiệp ngày càng được coi trọng, người dân ngày càng gắn bó hơn với rừng, có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã tăng rõ rệt.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện và đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa... tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Hoà Vang có truyền thống khắc phục khó khăn, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình 20 năm đổi mới, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.

3.1.6.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, còn có nhiều khó khăn mà huyện cần phải khắc phục trong thời gian tới như:

+ Diện tích rộng song đất đồi núi nhiều gây cản trở đến phát triển kết cấu hạ tầng và phân bố lại dân cư.

+ Kinh tế của huyện phát triển, nhưng quy mô (GDP) còn nhỏ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn còn những hạn chế, yếu kém.

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính thuần nông, tự cấp, tự túc; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, lợi thế kinh tế rừng chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất hàng hoá phát triển chậm, sản xuất chưa gắn với thị trường, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá trị hàng hoá thấp.

+ Quan hệ sản xuất nông thôn còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

+ Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, bưu điện, xây dựng đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết; chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn còn rất nhiều khó khăn.

+ Các lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bức xúc: cơ sở vật chất của ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa …còn thấp so với nhu cầu phát triển; tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp và không đồng đều.

+ Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật còn có hạn, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số tổ chức Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới.

Từ những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải năng động, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, vươn lên xây dựng huyện phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.

3.1.7. Hiện trạng và biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2015 tại huyện Hòa Vang

3.1.7.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Hòa Vang năm 2015

Theo kết quả báo cáo kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Hòa Vang là 73.315,7 ha, được phân bố như sau [16]:

- Nhóm đất nông nghiệp : 63.096,8 ha chiếm 86,06% - Nhóm đất phi nông nghiệp : 9.663,4 ha chiếm 13,18% - Nhóm đất chưa sử dụng : 555,5 ha chiếm 0,76%

Biểu đồ diện tích các nhóm đất huyện Hòa Vang năm 2015

t nông nghi p t phi nông nghi p t chưa s ng

Hình 3.3. Diện tích các nhóm đất huyện Hòa Vang năm 2015

Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].

* Hiện trạng đất nông nghiệp

Hòa Vang là một huyện nông nghiệp của thành phố do đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn với tổng diện tích là 63.096,8 ha chiếm 86,06% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích 57.030,8 ha, chiếm 77,79%

so với tổng diện tích tự nhiên và chiếm 90.39% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hòa Vang

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 63.096,8 100,00

1 Đất trồng lúa 3.153,1 5,00

2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.682,4 2,67

3 Đất trồng cây lâu năm 1.048,7 1,67

4 Đất rừng phòng hộ 8.565,4 13,58

5 Đất rừng đặc dụng 28.992,8 45,95

6 Đất rừng sản xuất 19.472,6 30,86

7 Đất nuôi trồng thủy sản 111,1 0,18

8 Đất nông nghiệp còn lại 70,7 0,09

Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].

* Hiện trạng đất phi nông nghiệp

Dưới tác động của quá trình ĐTH diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện có xu hướng ngày càng tăng. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp hiện nay của toàn huyện là 9.663,4 ha, chiếm 13,18% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Hòa Vang năm 2015

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 9.663,4 100,00

1 Đất ở 2.982,1 30,86

2 Đất chuyên dùng 4.554,0 47,12

3 Đất cơ sở tôn giáo 18,0 0,19

4 Đất cơ sở tín ngưỡng 22,8 0,24

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng 649,0 6,71

6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 990,4 10,25

8 Đất phi nông nghiệp khác 0 0,00

Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].

3.1.7.2. Biến động sử dụng đất tại huyện Hòa Vang từ năm 2005 đến năm 2015

Bảng 3.6. Biến động sử dụng đất thời kỳ 2005 - 2015

Loại đất

Tình hình sử dụng đất qua các năm (ha)

Biến động đất đai (ha) Tăng (+), Giảm (-) 2005 2010 2015 2005- 2010 2010-2015 2005- 2015 Tổng diện tích tự nhiên 70734,7 73691,0 73315,7 +2956,3 -375,3 +2581,0 1. Nhóm đất nông nghiệp 59973,5 66097,8 63096,8 +6124,3 -3001,0 +3123,3 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 6007,1 6666,7 9663,3 + 659,6 +2996,6 +3656,2 3.Nhóm đất chưa sử dụng 4754,2 926,4 555,5 -3827,8 -370,9 -4198,7

Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].

* Đánh giá xu thế, quy luật và nguyên nhân biến động đất đai

* Biến động diện tích tự nhiên

- Số liệu năm 2005: Tổng diện tích tự nhiên 70.734,7 ha là số liệu kiểm kê đất năm 2005 kết hợp số liệu điều tra lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.

- Số liệu năm 2010: Tổng diện tích tự nhiên là 73.691,0 ha, tăng 2.956,3 ha so với năm 2005 là do điều chỉnh theo Công văn số 64/TNMT-VPĐK ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố [8] (đo đạc lại diện tích đất theo bản đồ địa chính dạng số).

- Số liệu năm 2015: Tổng diện tích tự nhiên là 73315, 7 ha; giảm 375,3 ha so với năm 2010. Nguyên nhân là do điều chỉnh địa giới hành chính giữa phường Hòa Xuân thuộc quận Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, Hòa Châu thuộc huyện Hòa Vang theo Quyết định số 5020/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Như vậy qua 2 lần thay đổi, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hòa Vang năm 2015 tăng 2581 ha so với năm 2005.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 T ng di n ch đ t t nhiên t nông nghi p t phi nông nghi p t chưa s ng Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

Hình 3.4. Biến động các loại đất chính trên địa bàn huyện Hòa Vang

giai đoạn 2005 – 2015

Nguồn: Chi cục thống kê, 2010, UBND huyện Hòa Vang, 2015[14], [16] * Biến động đất nông nghiệp

Từ năm 2005 đến nay nhóm đất nông nghiệp tăng 3123,3 ha, nguyên nhân là do được điều chỉnh thêm 314,3 ha vào loại đất rừng sản xuất khi đo đạc lại diện tích đất theo bản đồ địa chính dạng số (theo Công văn số 64/TNMT-VPĐK ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố), đồng thời nhờ vào việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, nhóm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm giảm 555,9 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 545,6 ha, phần lớn là do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất có mục đích công cộng và các mục đích khác theo quy hoạch của thành phố cho các dự án đã triển khai thực hiện.

Nhìn chung thời gian qua diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh để phục vụ cho các dự án trên địa bàn huyện, phù hợp với tốc độ ĐTH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc được chú trọng, đưa đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích nông nghiệp một cách có hiệu quả và việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng lên, đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho địa phương mình và các địa phương lân cận.

* Biến động đất phi nông nghiệp

Giai đoạn 2005 đến nay diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng 3656,2 ha. Qua đó cho thấy tốc độ ĐTH trên địa bàn huyện Hòa Vang thời gian qua là rất lớn, phát triển kinh tế xã hội nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp gia tăng, đặc biệt là đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Nguyên nhân là do thời gian qua các cấp chính quyền huyện và thành phố đã có sự quan tâm, đầu tư đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu dân cư cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quá trình ĐTH.

Phần lớn đất phi nông nghiệp tăng là do thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để phục vụ các dự án trên địa bàn huyện và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Biến động đất chưa sử dụng

So với năm 2005 nhóm đất chưa sử dụng giảm 4198,7 ha.

Sự biến động này là hợp lý do đưa diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích sử dụng khác nhau nhằm khai thác một cách triệt để quỹ đất đai hiện có của địa phương.

Đến nay diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây đã được sử dụng triệt để, chỉ còn loại đất bằng chưa sử dụng.

Nhận xét:

Do tốc độ ĐTH trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2005 đến nay rất lớn nên việc biến động đất đai diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Biến động đất đai thể hiện rõ rệt ở từng loại đất, đất phi nông nghiệp không ngừng tăng lên, trong đó thành công lớn nhất của huyện là đã khai thác loại đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện về mọi mặt.

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

3.2.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu

3.2.1.1. Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Dự án Khu Công nghệ cao được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2010, có tổng diện tích quy hoạch dự án là: 11.297.600m2, thuộc xã Hoà Liên và xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

+ Phía Bắc : giáp đất đồi núi ở phía Nam sông Cu Đê; + Phía Nam : giáp đất đồi núi và khu vực dân cư; + Phía Tây : giáp đất đồi núi;

Khu vực giải tỏa để thực hiện dự án Khu Công nghệ cao bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất Quốc phòng và đất nghĩa địa với tổng số 2970 hồ sơ, trong đó có 64 hồ sơ giải toả đất ở. Tại thời điểm ngày 21 tháng 12 năm 2015, dự án đã chi trả và nhận bàn giao mặt bằng 2.346 hồ sơ [12].

Những văn bản pháp lý có liên quan đến dự án:

- Căn cứ Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [17],

- Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 19/01/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc bổ sung Quy định về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [18].

- Căn cứ Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [19]

- Căn cứ Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [20].

- Công văn số 4786/UBND – ĐBGT ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Chủ tịch UBND thành phố về việc hỗ trợ thêm 13.000đ/m2 ngoài quy định giá đất trồng cây hàng năm, đối với các hộ giải tỏa trên địa bàn huyện Hòa Vang cho đủ 28.000đ/m2 [21];

- Công văn số 565/UBND – ĐBGT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Chủ tịch UBND thành phố về việc hỗ trợ thêm 5.000đ/m2

ngoài quy định giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 miền núi, đối với các hộ giải tỏa trên địa bàn huyện Hòa Vang cho đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 58)