Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư

3.2.3.1. Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

* Công tác bồi thường, hỗ trợ

Tổng hồ sơ giải toả cho toàn dự án: 2.970 hồ sơ, trong đó trên địa bàn xã Hoà Liên: 2.501 hồ sơ (trong đó có 123 hộ có nhà), xã Hoà Ninh 469 hồ sơ (tổng số hộ dân bị giải tỏa 524 hộ, trong đó 51 hộ có nhà, diện tích còn lại lại chủ yếu là đất lâm nghiệp) [12].

Dự án đã được họp và phê duyệt pháp lý 2816/2970 hồ sơ, đạt tỷ lệ 94.81%. Đến nay UBND thành phố đã phê duyệt giá trị bồi thường và hỗ trợ với số tiền: 214,1 tỷ đồng, tương ứng với 2677/2970 hồ sơ (đạt tỷ lệ 90.13%).

Tổng số hộ nhận tiền bàn giao mặt bằng: 2346 hồ sơ (xã Hoà Ninh 322 hồ sơ (trong đó đã bàn giao mặt bằng đất nông nghiệp: 312 hồ sơ và 10 hồ sơ nhà ở), xã Hòa Liên 2006 hồ sơ chủ yếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp và 18 hồ sơ nhà đã bàn giao mặt bằng). Trong thời gian đến, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thành công tác vận động, chi trả tiền bồi thường để hoàn thành dự án.

Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của dự án theo quy định là 104.160.933.040 đồng, cụ thể như sau:

Bảng 3.18. Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ theo quy định dự án Khu Công nghệ cao

Đà Nẵng

STT Hạng mục Số tiền (đồng)

1 Đất ở 11.182.392.000

2 Đất trồng cây hàng năm (bao gồm cả hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề)

13.492.500.000

3 Đất trồng cây lâu năm 2.785.800.000

4 Đất nuôi trồng thủy sản 180.000.000

5 Đất trồng rừng 28.029.400.000

6 Nhà ở 14.040.000.000

7 Tài sản, vật kiến trúc 232.560.000

8 Cây cối hoa màu 24.779.941.040

9 Mồ mả 8.273.600.000

10 Hỗ trợ ổn định đời sống 1.164.800.000

Trên đây là số tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định nhưng trong quá trình triển khai dự án, Hội đồng bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng đã kiểm tra và giải quyết, hỗ trợ cho các hộ có điều kiện khó khăn thuộc diện bị giải tỏa. Do đó, số tiền thực tế đã chi là 214,1 tỷ đồng, số tiền chưa chi trả của 293 hồ sơ còn lại là 47,353 tỷ đồng.

Như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng gần như đã cơ bản hoàn thành. Đa số các hộ thuộc diện giải tỏa đã chấp nhận bàn giao mặt bằng. Một số hộ chưa bàn giao mặt bằng chủ yếu do nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án chưa có.

Đối với những trường hợp công dân có khiếu kiện, không chấp hành bàn giao mặt bằng, Hội đồng BTTH và GPMB đều mời họp nhiều lần, vận động và giải quyết đến khi nào tất cả những vướng mắc, khó khăn của các hộ này được giải quyết. Do đó, đến thời điểm hiện tại, dự án không có trường hợp nào phải cưỡng chế thu hồi đất của công dân. Về cơ bản, các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đã được thực hiện khá tốt, đảm bảo được quyền lợi của người dân.

* Công tác tái định cư

Với tổng số 174 hồ sơ thu hồi đất ở, nhu cầu đất tái định cư dự kiến khoảng 634 lô, cụ thể như sau:

Bảng 3.19. Nhu cầu đất tái định cư dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Khu dân cư, loại đường Số lô đã bố trí Số lô chưa phê duyệt Khu tái định cư Hòa Liên 2

Đường 5,5m 57 56

Đường 7,5m 87 35

Khu tái định cư Hòa Liên 4

Đường 5,5m 119 41

Đường 7,5m 94 33

Khu số 1 – ĐT 602

Mặt tiền ĐT 602 (đoạn từ đèo Ông Gấm đến

UBND xã Hòa Ninh) 3 15

Mặt tiền ĐT 602 (đoạn từ đèo UBND xã Hòa Ninh

đến nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Ninh) 11 3

Mặt tiền 5,5m (đoạn từ đèo Ông Gấm đến UBND

xã Hòa Ninh) 14 16

Mặt tiền 5,5m (đoạn từ đèo UBND xã Hòa Ninh

đến nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Ninh) 43 7

Như vậy, theo số liệu Bảng 3.19., trong tổng số 634 lô đất tái định cư cho các hộ thuộc diện giải tỏa để thực hiện dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thì hiện nay đã bố trí được 428 lô, chiếm tỷ lệ 67,5%. Các lô còn lại chưa bố trí cho các hộ do các hộ này còn chưa bàn giao mặt bằng và kinh phí thực hiện dự án tạm thời chưa có. Trong thời gian tới, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ có chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư là Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng tiếp tục cung cấp kinh phí để tiếp tục thực hiện dự án. Bên cạnh đó, UBND thành phố đang tạo điều kiện để hỗ trợ đơn vị kêu gọi các công ty, nhà máy thuê đất, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, giúp đơn vị nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư.

3.2.3.2. Dự án Đường Hòa Phước – Hòa Khương

Dự án gồm 1.271 hồ sơ (461 hồ sơ đất ở, 774 hồ sơ đất nông nghiệp và 36 hồ sơ đất giao thông, đất mặt nước, đất nghĩa địa do UBND xã quản lý không lập hồ sơ đền bù), 623 ngôi mộ (460 mộ xây và 163 mộ đất) với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ là 180 tỷ đồng gồm 70 tỷ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất (có cả chuyển đổi ngành nghề) và 110 tỷ đồng tiền bồi thường cây cối hoa màu, vật kiến trúc [1].

Đến thời điểm hiện tại, Hội đồng BTTH và GPMB đã kiểm kê được 1.266 hồ sơ, còn lại chưa kiểm kê: 05 hồ sơ; Phê duyệt pháp lý nhà đất cho 1.240 hồ sơ, còn lại 31 hồ sơ đã họp xét, chưa phê duyệt.

Về áp giá đền bù: Trên cơ sở mức bồi thường, hỗ trợ đã được UBND huyện phê duyệt, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt giá trị bồi thường và tái định cư cho 1162 hồ sơ (403 hồ sơ nhà và 759 hồ sơ đất nông nghiệp) với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 131.111.196.680 đồng. Tuy nhiên, Trung tâm phát triển quỹ đất chỉ chi được 51.758.689.330 đồng, còn thiếu 79.352.507.350 đồng do thiếu vốn.

Công tác bàn giao mặt bằng: Trong tổng số 1271 hồ sơ thì 778 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng, chiếm tỷ lệ 61,2% (41 hồ sơ nhà, 701 hồ sơ đất nông nghiệp và 36 hồ sơ đất do UBND xã quản lý), hoàn thành di dời 16 mộ (8 mộ xây và 8 mộ đất).

Về tái định cư: Do tiến độ gấp rút của dự án, UBND thành phố đã có văn bản thống nhất nợ đất tái định cư, chỉ bố trí trên sơ đồ cho các hộ bị thu hồi đất ở [30]. Mặt khác, UBND thành phố cũng đang tiến hành đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ dự án gồm: Khu tái định cư Hòa Khương (5ha) có 293 lô, Khu tái định cư cho các hộ giải tỏa dự án đường Hòa Phước – Hòa Khương tại khu vực mặt tiền đường Quốc lộ 14B (3.150m2) gồm 20 lô, Khu tái định cư cho các hộ giải tỏa dự án đường Hòa Phước – Hòa Khương tại khu vực mặt tiền đường ĐT 605 (5.238m2) gồm 30 lô.

Nhận xét:

Do dự án Tuyến đường Hòa Phước – Hòa Khương vừa được phê duyệt năm 2013 và được triển khai năm 2014 nên hiện nay, dự án vẫn đang trong giai đoạn thực hiện. Để đẩy nhanh tiến độ, dự án đã lập hồ sơ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ trước cho các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp. Đối với các trường hợp đất ở, trước mắt, dự án chỉ mới thu hồi, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ nằm ven các thửa đất nông nghiệp cần phải thu hồi để thi công cầu, cầu vượt.

Trong thời gian tới, thành phố cũng như UBND huyện Hòa Vang sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án, bồi thường và thu hồi các thửa đất thổ cư còn lại, đồng thời gấp rút triển khai xây dựng các khu tái định cư để các hộ này sớm ổn định cuộc sống.

3.2.4. Đánh giá về quá trình tổ chức và tiến độ thực hiện

3.2.4.1. Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Dự án có sự phân công trách nhiệm các bên liên quan, cụ thể:

Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo thành phố chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND huyện Hoà Vang, Ban Giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư Xây dựng Đà Nẵng và các đơn vị liên quan thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đúng tiến độ đề ra; Trình UBND thành phố phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Tham mưu cho lãnh đạo thành phố chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định kịp thời hồ sơ đền bù thuộc dự án trình UBND thành phố phê duyệt; theo dõi, đôn đốc việc quyết toán kinh phí đền bù hỗ trợ và chi hoạt động của dự án. Kiểm soát thu, chi theo đúng chế độ Tài chính - Kế toán; Kịp thời báo cáo đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách, chế độ, đơn giá bồi thường khi có vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm lập thủ tục thu hồi đất tổng của dự án của các tổ chức có đất nằm trong dự án trình UBND thành phố ban hành; Cử cán bộ tham gia Hội đồng xét duyệt tính pháp lý về nhà đất, xác định vị trí từng hộ giải tỏa khi Hội đồng Bồi thường thiệt hại - Giải phóng mặt bằng yêu cầu.

Sở Xây dựng có trách nhiệm tham gia xác định chất lượng nhà, vật kiến trúc, kho tàng, bến bãi, các công trình công cộng và chủ trì thẩm định lại chất lượng đối và chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư mới các trường hợp hộ giải toả chưa thống nhất về đánh giá chất lượng của Ban Giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư Xây dựng Đà Nẵng.

UBND huyện Hoà Vang có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư Xây dựng Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao, UBND xã Hoà Liên, UBND xã Hoà Ninh và các đoàn thể tổ chức họp nhân dân trong khu vực giải tỏa để thông báo các chủ trương chính sách về đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư của UBND thành phố áp dụng cho dự án; Ban hành quyết định thu hồi đất của các hộ giải tỏa; chủ trì xét tính pháp lý nhà đất và phê duyệt tính pháp lý về nhà đất của từng hộ giải tỏa; Tổ chức họp Hội đồng Bồi thường thiệt hại - Giải phóng mặt bằng để bàn bạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình giải tỏa; thống nhất trong Hội đồng về những vấn đề vượt quá thẩm quyền trình UBND thành phố xem xét quyết định; Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ đạo UBND xã Hoà Liên, Hoà Ninh quản lý địa bàn, xử lý việc xây dựng nhà trái phép trong khu quy hoạch.

Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng Đà Nẵng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện đo đạc, kiểm định tài sản thiệt hại trên khu đất thu hồi; thu thập các giấy tờ về đất báo cáo Hội đồng xét tính pháp lý nhà đất của các hộ giải tỏa trong dự án; Áp giá đền bù, hỗ trợ thiệt hại của các hộ giải tỏa báo cáo Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND thành phố phê duyệt; Tổ chức việc chi trả đền bù cho các hộ giải tỏa, quyết toán giá trị đền bù; Bố trí đất tái định cư và thu tiền sử dụng đất của các hộ giải tỏa theo quy định của UBND thành phố; Cung cấp hồ sơ liên quan để UBND huyện Hoà Vang ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ không chấp hành bàn giao mặt bằng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao có trách nhiệm phối với Sở Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định thu hồi đất toàn khu và phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoà Vang ra Quyết định thu hồi đất từng hộ, Trình Sở Tài chính và UBND thành phố về giá đất tái định cư đối với các hộ giải toả; Phối hợp với các Ban ngành và địa phương kiểm tra đề xuất các vấn đề vướng mắt trong công tác đền bù giải toả bố trí đất tái định cư của dự án Khu Công nghệ cao.

UBND xã Hoà Liên, UBND xã Hoà Ninh có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận nhanh chóng, kịp thời các hồ sơ kiểm định, bản kê khai nguồn gốc nhà - đất của từng hộ giải tỏa để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng; Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền vận động, phổ biến các văn bản liên quan chính sách đền bù, tái định cư cho nhân dân địa phương; tham gia họp Hội đồng xét tính pháp lý của huyện; Cử cán bộ phối hợp với Ban Giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư Xây dựng Đà Nẵng thực hiện kiểm định lập hồ sơ và phúc tra giải đáp thắc mắc của nhân dân trong quá trình triển khai dự

án; Phối hợp với Đội kiểm tra quy tắc đô thị huyện Hoà Vang, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao, Ban Giải tỏa đền bù các dự án Đầu tư Xây dựng Đà Nẵng trong việc quản lý khu quy hoạch dự án.

UBMTTQ Việt Nam xã Hoà Liên, Hoà Ninh phối hợp với Hội đồng BTTH và GPMB dự án tuyên truyền về chính sách bồi thường thiệt hại, chủ trương quy hoạch của UBND thành phố và vận động các hộ dân trong diện giải tỏa chấp hành việc nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng.

Với sự phân công rõ ràng trách nhiệm cũng như quy định rõ công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình GPMB đã góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án, làm cho công tác GPMB mang tính chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo các quy định trên vẫn còn một số bất cập như:

Việc quy định Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định hồ sơ bồi thường là không hợp lý. Bởi lẽ, với phần vật kiến trúc, tài sản, cây cối, hoa màu thì đã có quy định đơn giá cụ thể tại Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND thành phố nhưng kết quả phê duyệt giá trị bồi thường về đất cần phải có cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định nhằm đảm bảo kết quả phê duyệt tính pháp lý nhà đất được chính xác, hạn chế sai sót gây thất thoát ngân sách nhà nước hoặc làm thiệt thòi cho người dân.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra và xác nhận nguồn gốc đất ở UBND xã còn chậm, nhiều trường hợp không kiểm tra kỹ về nguồn gốc sử dụng đất, đặc biệt là việc đăng ký sử dụng đất theo Chỉ thị 299/TTg năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ, gây thiệt thòi cho người dân có đất bị thu hồi, dễ phát sinh khiếu nại.

3.2.4.2. Dự án Tuyến đường Hòa Phước – Hòa Khương

Công tác tổ chức thực hiện được quy định cụ thể như dự án Khu Công nghệ cao, tuy nhiên, do dự án này áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn của Luật này nên công tác tổ chức thực hiện có một số thay đổi:

- Nếu dự án Khu Công nghệ cao, trên cơ sở kết quả xét tính pháp lý nhà đất được UBND huyện phê duyệt, Sở Tài chính sẽ thẩm định bảng giá trị bồi thường của từng hộ thì đối với dự án Tuyến đường Hòa Phước – Hòa Khương, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thẩm định bảng tính giá trị bồi thường của từng trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)