3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân
3.1.3.1. Dân số
Bảng 3.2. Mật độ phân bố dân cư huyện Hòa Vang đến 31/12/2014
STT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình năm 2014 (Người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn huyện 733,15 128.151 175 1 Hòa Bắc 344,15 4.145 12 2 Hòa Liên 39,21 13.741 350 3 Hòa Ninh 103,73 5.298 51 4 Hòa Sơn 23,97 13.263 553 5 Hòa Nhơn 32,67 14.860 455 6 Hòa Phú 89,20 4.580 51 7 Hòa Phong 18,36 16.009 872 8 Hòa Châu 9,07 14.025 1.546 9 Hòa Tiến 14,72 16.810 1.142 10 Hòa Phước 6,87 13.182 1.919 11 Hòa Khương 51,20 12.238 239
Qua Bảng 3.2, ta thấy dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, chủ yếu tập trung ở xã Hòa Phước (1919 người/km2
), Hòa Châu (1546 người/km2), Hòa Tiến (1142 người/km2); nhưng rất thưa thớt ở xã Hòa Bắc (12 người/km 2
), xã Hòa Phú và xã Hòa Ninh (51 người/km2).
3.1.3.2. Lao động và việc làm
Theo số liệu điều tra giữa năm 2014, toàn huyện có 90.140 người trong độ tuổi lao động, chiếm 70.34% tổng dân số nhưng lực lượng lao động là 72.491 người, trong đó có 71.620 lao động có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%. Bên cạnh đó, số người dưới độ tuổi lao động có đến 32.277 người. Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may phát triển [15].
Phần lớn lao động trên địa bàn huyện đều chưa qua đào tạo hoặc chỉ mới được đào tạo sơ cấp. Theo số liệu năm 2014, lao động chưa qua đào tạo chiếm 78,24%, công nhân kĩ thuật chiếm 7,35%, trung học chuyên nghiệp chiếm 6,7 %, cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 7,71% tổng số lao động toàn huyện [15]. Điều này thể hiện xu hướng tham gia vào thị trường lao động giản đơn là chủ yếu.
3.1.3.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân trong toàn huyện đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm, thể hiện ở một số chỉ tiêu trong Bảng 3.3. sau:
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về thu nhập và mức sống của người dân huyện Hòa Vang
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2010 Năm 2014
Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 9,34 12,67 24,68
Số bác sĩ trên vạn dân Bác sĩ 1,3 1,07 2,14
Tỷ lệ hộ sử dụng điện % 100 100 100
Hộ nghèo có đến cuối năm Hộ 7296 3783 3522
Nhà tạm còn lại đến cuối năm Nhà 146 72 3
Nguồn: Chi cục thống kê Hòa Vang, 2010, 2014 [14], [15].
3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Trong các năm qua nhờ các chính sách vĩ mô và định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố, Hòa Vang đã có những bước tiến dài trên con đường đô thị hóa, các cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, các khu dân cư dần mọc lên đem lại cho huyện dáng dấp của một đô thị mới.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết. Các khu dân cư nông thôn chủ yếu sống nhờ sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp do thiếu điều kiện hạ tầng kĩ thuật và xã hội, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ về mặt kiến trúc xây dựng nên tình trạng xây dựng, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường.
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.5.1. Giao thông
Hòa Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông đối ngoại. Hai tuyến Quốc lộ 1A từ chân đèo Hải Vân qua cầu Đỏ đến hết xã Hòa Phước; Quốc lộ 14 B từ Hòa Cầm đến Túy Loan, Hòa Khương chạy qua huyện với tổng chiều dài khoảng 30km là trục giao thông chính nối huyện với thành phố Đà Nẵng và bên ngoài.
Ngoài ra, các tuyến đường ĐT do thành phố quản lý đến nay đã cơ bản nhựa hóa. Các tuyến đường xã, liên xã với tổng chiều dài 116,08km trong đó có 96,78km đã thảm nhựa, bê tông. Đường thôn, xóm có chiều dài 187,93km, đã trải nhựa, hoặc bê tông hóa 158,65, đạt tỷ lệ 84,42%.
Bên cạnh đó, để người dân thuận tiện trong sản xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, huyện còn xây dựng hệ thống đường nội đồng với tổng chiều dài 107,92 km, trong đó 25,02km đã được bê tông hóa.
Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện còn có hệ thống giao thông đường sông trên các con sông lơn như: Tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan, sông Cu Đê, sông Tứ Câu...
3.1.5.2. Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, toàn huyện có 43 công trình thủy lợi. Trong đó, công ty TNHH MTV Thủy lợi Đà Nẵng quản lý 5 công trình gồm: 2 hồ chứa nước là Hồ Đồng Nghệ và Hồ Hòa Trung, 3 trạm bơm điện: Trạm An Trạch, Trạm Túy Loan và Trạm Bích Bắc; 38 công trình do huyện quản lý gồm 14 hồ chứa nước, 10 trạm bơm và 14 đập dâng đảm bảo nước tưới cho 6.527,31 ha [15].
3.1.5.3. Năng lượng
Nguồn điện cung cấp cho huyện chủ yếu là lưới điện quốc gia 500KV thông qua trạm biến áp Hòa Cầm, được truyền tải đến đầy đủ các khu vực dân cư của 11 xã. Với phụ tải điện như hiện nay thì nguồn điện vẫn đáp ứng đủ công suất tiêu thụ, tuy nhiên, trong tương lai, khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động thì phụ tải điện sẽ quá tải, cần phải bổ sung hoặc thay thế các máy trung gian mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện.
3.1.5.4. Bưu chính viễn thông
Đến nay, trên toàn huyện có 10/11 xã có bưu điện văn hóa xã (trừ xã Hòa Phong), với 25 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có 47 điểm cung cấp dịch vụ internet đến thôn trên địa bàn 11 xã và 45,34% hộ sử dụng điện thoại cố định, đảm bảo nhu cầu liên lạc thông tin cho người dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong ciệc tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước cho người dân đến từng thôn xóm.
3.1.5.5. Văn hóa - thông tin
Hoạt động trong lĩnh vực này của huyện được duy trì thường xuyên, có chất lượng, góp phần vào việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh trong nhân dân.
Trong tổng số 118 thôn của huyện có 86 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, chiếm tỷ lệ 72,8%. Toàn huyện đã có 9 xã có khu vui chơi giải trí, 7 xã có thư viện, 11 xã có tủ sách pháp luật... phục vụ cơ bản đầy đủ nhu cầu tìm hiểu thông tin, pháp luật của người dân.
3.1.5.6. Giáo dục - Đào tạo
Chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước phát triển theo hướng thực chất; số học sinh đạt loại khá và giỏi ngày càng tăng; công tác bồi dưỡng nhân tài cho xã hội được chú trọng hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc giáo dục ngày càng tăng cao, hiện tại đạt 87% trong độ tuổi mẫu giáo.
Được sự quan tâm đầu tư của thành phố cũng như của UBND huyện bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau nên hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị giảng dạy và học tập đã được cải thiện đáng kể.
Toàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 11 trường Trung học cơ sở, 19 trường tiểu học và 17 trường mầm non.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được củng cố và tăng cường. Tỷ lệ giáo viên các cấp học đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ hơn 98,5%, số giáo viên trên chuẩn đạo tạo chiếm hơn 60%. Công tác xây dựng Đảng trong trường học được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đảng viên chiếm hơn 26% tổng số cán bộ giáo viên nhân viên toàn ngành [15].
3.1.5.7. Y tế
Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được huyện thường xuyên chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế không ngừng được đầu tư. Sau khi chia tách, trung tâm y tế huyện đang được đầu tư xây dựng để có thể chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người dân; Các Trạm y tế xã hầu hết được tầng hóa.
3.1.5.8. Thể dục thể thao
Với 01 trung tâm thể dục thể thao huyện, 09 khu vui chơi giải trí tại các xã và các nhà hoạt thể thao đa năng tại các trường học như trường THPT Phan Thành Tài, trường THCS Nguyễn Phú Hường... đã đáp ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội... được tổ chức thường xuyên vừa tạo ra sân chơi, vừa nâng cao sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện.
3.1.5.9. Chợ nông thôn
Hiện nay trên địa bàn huyện có 12 chợ ( gồm 9 chợ xây dựng theo quy hoạch và 3 chợ tạm), trong đó có 4 chợ (Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Châu và Hòa Phong), (chiếm 28,6%) đạt chuẩn của Bộ xây dựng và 10 chợ (chiếm 71,4%) chưa đạt chuẩn. Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, vật tư của nhân dân và phục vụ cho sản xuất, huyện cần phải đầu tư, cải tạo, xây dựng các chợ còn lại đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.1.6.1. Thuận lợi
Huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Đây là một thị trường lớn để Hòa Vang cung cấp lao động, nguyên liệu và các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hoa quả. Sự phát triển kinh tế, gia tăng đầu tư và tốc độ đô thị hoá lớn của nội thành thành phố Đà Nẵng sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thành phố Đà Nẵng là nơi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện.
Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua (quốc lộ 1A, QL 14B, đường sắt, xa lộ Bắc - Nam trong tương lai, gần cảng biển Đà Nẵng, sân bay quốc tế Đà Nẵng, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện) tạo cho huyện khả năng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển dịch vụ du lịch.
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khu rừng bảo tồn Bà Nà-Núi Chúa, nguồn nước khoáng ở Đồng Nghệ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, trên cơ sở đó làm đòn bẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của huyện. Đặc biệt, với trên 60% diện tích là rừng núi, ngoài nhiệm vụ là lá phổi của thành phố Đà Nẵng, Hòa Vang còn là bức bình phong bảo vệ thành phố Đà Nẵng khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.
Quỹ đất của huyện còn tương đối dồi dào, lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công trên địa bàn huyện vẫn còn thấp. Đây là những lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm tới địa bàn huyện.
Đất lâm nghiệp nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, hình thành một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông, lâm nghiệp theo hướng tăng dần ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị đất lâm nghiệp ngày càng được coi trọng, người dân ngày càng gắn bó hơn với rừng, có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã tăng rõ rệt.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện và đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa... tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Hoà Vang có truyền thống khắc phục khó khăn, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình 20 năm đổi mới, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.
3.1.6.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, còn có nhiều khó khăn mà huyện cần phải khắc phục trong thời gian tới như:
+ Diện tích rộng song đất đồi núi nhiều gây cản trở đến phát triển kết cấu hạ tầng và phân bố lại dân cư.
+ Kinh tế của huyện phát triển, nhưng quy mô (GDP) còn nhỏ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn còn những hạn chế, yếu kém.
+ Sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính thuần nông, tự cấp, tự túc; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, lợi thế kinh tế rừng chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất hàng hoá phát triển chậm, sản xuất chưa gắn với thị trường, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá trị hàng hoá thấp.
+ Quan hệ sản xuất nông thôn còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
+ Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, bưu điện, xây dựng đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết; chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn còn rất nhiều khó khăn.
+ Các lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bức xúc: cơ sở vật chất của ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa …còn thấp so với nhu cầu phát triển; tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp và không đồng đều.
+ Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật còn có hạn, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số tổ chức Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới.
Từ những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải năng động, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, vươn lên xây dựng huyện phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.
3.1.7. Hiện trạng và biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2015 tại huyện Hòa Vang
3.1.7.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Hòa Vang năm 2015
Theo kết quả báo cáo kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Hòa Vang là 73.315,7 ha, được phân bố như sau [16]:
- Nhóm đất nông nghiệp : 63.096,8 ha chiếm 86,06% - Nhóm đất phi nông nghiệp : 9.663,4 ha chiếm 13,18% - Nhóm đất chưa sử dụng : 555,5 ha chiếm 0,76%
Biểu đồ diện tích các nhóm đất huyện Hòa Vang năm 2015
t nông nghi p t phi nông nghi p t chưa s ng
Hình 3.3. Diện tích các nhóm đất huyện Hòa Vang năm 2015
Nguồn: UBND huyện Hòa Vang, 2015 [16].
* Hiện trạng đất nông nghiệp
Hòa Vang là một huyện nông nghiệp của thành phố do đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn với tổng diện tích là 63.096,8 ha chiếm 86,06% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích 57.030,8 ha, chiếm 77,79%
so với tổng diện tích tự nhiên và chiếm 90.39% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hòa Vang
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp 63.096,8 100,00
1 Đất trồng lúa 3.153,1 5,00
2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.682,4 2,67
3 Đất trồng cây lâu năm 1.048,7 1,67